Làm giàu không khó

Chào mừng bạn đến với BLOG Kinh doanh online 24/7

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

19 bí mật kiếm tiền và chi tiêu của giới triệu phú

19 bí mật kiếm tiền và chi tiêu của giới triệu phú

Trở nên giàu có và không còn phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc là mong ước, mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên không nhiều người thành công bởi đa số họ đã bỏ qua một vài trong số 19 điều mà các triệu phú thường làm.



Để trở nên giàu có, ngoài làm việc chăm chỉ còn phải biết quản lý tiền bạc

Để trở nên giàu có, sung túc, ngoài việc phải lao động một cách chăm chỉ thì nhận thức về tiền bạc và cách ứng xử với nó là vô cùng quan trọng. Với quan điểm này, tờ báo chuyên về các vấn đề tài chính Bussiness Insider của Mỹ mới đây đã giới thiệu bài viết với tiêu đề: “19 điều vị hàng xóm triệu phú không nói cho bạn nghe” của chuyên gia tư vấn tài chính Len Penzo.

Chỉ trong thời gian ngắn, bài viết thu hút tới hơn 320.000 lượt người đọc với những chi tiết rất thú vị, thiết thực về con đường để trở thành người tự do về tài chính, không còn phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Sau đây là nội dung chính của bài viết này.

Một triệu phú thực sự hiểu biết về tài chính sẽ không phải người nổi bật, dễ nhận ra. Bởi vì:

1. Ông ta luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Trên thực tế, “câu thần chú” của ông ấy đó là, về dài hạn, sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn phấn đấu trở thành người giàu có một cách thầm lặng, hơn là nghèo mà giả như không.

2. Ông ta biết rằng kiên nhẫn là đức tính tốt. Hầu như chắc chắn không ai có thể phút chốc trở thành triệu phú. Và nếu bạn đồng ý với quan điểm này, sự giàu có của bạn sẽ được tích tụ dần dần bằng cách tiết kiệm tiền bạc qua nhiều thập niên.

3. Khi bạn ghé thăm ngôi nhà giản dị của người hàng xóm ấy, bạn có thể thấy họ uống cà phê loại thường thay vì những ly Starbucks hạng sang. Và nếu muốn đi nhờ xe, rất có thể bạn sẽ được cùng đi trên chiếc ô tô có tuổi đời đến 10 năm. Bạn nghĩ rằng những điều đó khiến ông ấy trở nên rẻ rúng? Cứ thử hỏi ông ấy xem. (Ông ấy không quan tâm đâu).

4. Hàng tháng, ông ấy sẽ thanh toán mọi khoản nợ thẻ tín dụng. Bởi ông ấy đủ thông minh để hiểu rằng nếu mình không thể thanh toán bằng tiền mặt cho một thứ gì đó, ông ấy sẽ không mua nó.

5. Ngay từ sớm, ông ấy đã nhận ra rằng tiền không mua được hạnh phúc. Nếu bạn đang tìm kiếm cõi niết bàn, bạn cần phải tập trung đạt cho được sự tự do về tài chính.

6. Ông ấy không bao giờ quên rằng tự do tài chính là một trạng thái tâm lý đến từ việc không mắc khoản nợ nào. Trên tất cả, nó có thể đạt được cho dù mức thu nhập của bạn là bao nhiêu.

7. Ông ấy biết rằng việc tìm một công việc làm thêm không chỉ giúp tài khoản tại ngân hàng tăng nhanh hơn mà còn khiến bạn bận rộn hơn. Và khi đã bận rộn, bạn sẽ khó tiêu xài những gì mình đã có hơn.

8. Ông ấy hiểu rằng tiền giống như một đứa trẻ tập đi; nó không thể tự quản lý chính nó. Và trên hết bạn không thể mong đợi tiền của mình lớn mạnh và trưởng thành mà không có sự quản lý đáng tin cậy.

9. Ông ấy rất tin tưởng vào nguyên tắc luôn trả lương cho bản thân đầu tiên. Trả lương cho bản thân đầu tiên là một nguyên lý thiết yếu của tài chính cá nhân, và là một cách tốt để tích lũy tiền tiết kiệm và thực hiện kỷ luật tài chính.

10. Mặc dù bạn có thể giàu lên bằng cách dành cả đời làm những việc bạn không thích, vị triệu phú luôn tự hỏi vì sao bạn lại làm vậy. Bởi cuộc đời là quá ngắn ngủi.

11. Ông ấy biết rằng thất bại trong việc lập kế hoạch chẳng khác nào lập kế hoạch cho thất bại. Ông cũng hiểu rằng một vài triệu phú có thể đạt tới các cột mốc tài chính mà không hề lập kế hoạch vươn tới nó, nhưng đó là bởi họ quá may mắn. Bởi vậy việc chỉ tuyên bố bạn muốn tự do về tài chính là chưa đủ.

12. Khi cần phải đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền, ông ấy sẽ không ngại phải đưa ra những con số lớn. Thành công về tài chính đòi hỏi bạn phải có một tầm nhìn lớn hơn nhiều so với những gì bạn hiện đang có.

13. Cùng với thời gian, ông ấy nhận ra rằng lao động chăm chỉ có thể giúp bù đắp tổn thất cho nhiều sai lầm về tài chính, và bạn sẽ không thể tránh những sai lầm về tài chính.

14. Ông ấy nhận ra rằng khi điều đó xảy ra, sẽ là kẻ ngốc nếu bạn không mua bảo hiểm bản thân trước những rủi ro. Hãy nhớ rằng nguy cơ phá sản luôn cận kề, và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: người trụ cột trong gia đình qua đời, ly hôn, hoặc bị mất khả năng lao động dẫn đến mất việc.

15. Ông ấy hiểu rằng thời gian là đồng minh của người trẻ tuổi. Ông ấy cũng đủ may mắn để bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 20 để có thể tận dụng tối đa lợi thế từ sức mạnh của lãi suất kép đối với khoản tiền tiết kiệm.

16. Vị hàng xóm triệu phú cũng biết rằng bạn không thể chi tiêu những gì bạn không nhìn thấy. Bạn nên sử dụng dịch vụ trích lương tự động để tích lũy tiền tiết kiệm và nghỉ hưu. Khi lương tăng lên, bạn cũng sẽ tăng số tiền trích từ lương này.

17. Cho dù ông ấy có công việc yêu thích, vị hàng xóm triệu phú cũng không phải làm việc nữa bởi mọi thứ ông có đều không phải mua trả góp và vẫn luôn là vậy trong những năm qua.

18. Ông ấy sẽ không “rung động” khi bạn lái một chiếc xe hạng sang có giá cao ngất và sống trong căn biệt thự quá lớn cho gia đình với chỉ 4 người.

19. Sau 6 tháng hỏi han, ông ấy cuối cùng cũng sẽ không đợi bạn hoàn trả chiếc kéo tỉa cây mà bạn mượn. Bởi ông ấy đã tự mua một cây kéo khác từ tháng trước mà không cảm thấy có gì khó khăn. Đơn giản bởi ông ấy có tiền để mua nó.

Giờ thì bạn đã có thể biết được những điều người hàng xóm giàu có không nói cho bạn nghe. Việc có học hỏi từ họ hay không là do bạn quyết định.

Thanh Tùng
Nguồn: Bussiness Insider/Dân Trí

Kinh doanh hàng độc, làm sao thu hút được khác hàng

Kinh doanh hàng độc, làm sao thu hút được khác hàng

Chúng ta không nhất thiết phải lao đầu vào các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường đại trà để rồi nhanh chóng thất bại. Nếu bạn bán những thứ mà có quá nhiều người bán thì bạn phải cạnh tranh nhiều, mà một khi cạnh tranh nhiều thì giá bán giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm theo. Khi đó bạn làm việc vất vả mà thu nhập có khi vẫn thấp, trong khi không có đủ thời gian dành cho gia đình yêu thương của mình.

Nhưng kinh doanh món hàng độc quá cũng có các rủi ro. Nếu nó quá độc và nhu cầu quá ít thì số lượng người mua ít, cho dù phần trăm lợi nhuận cao nhưng số lượng không đủ cũng sẽ làm bạn dễ thất vọng. Tuy nhiên dành nhiều thời gian và kinh phí để quảng bá quá cũng chưa chắc đạt hiệu quả vì thường những người kinh doanh khác sẽ làm thông tin của bạn bị che khuất bởi rất nhiều thông tin của họ.

Vậy phải làm thế nào?

1. Nếu bạn kinh doanh tại Lamchame.com

Nếu bạn kinh doanh đồ độc ở Lamchame.com thì bạn cũng cần lập topic riêng cho các sản phẩm độc đáo của mình và bạn vẫn đặt link dưới chữ ký và tích cực tham gia thảo luận ở các chủ đề có liên quan đến những sản phẩm hay dịch vụ độc đáo của mình.

Ví dụ bạn bán quần áo cho người quá khổ, bạn nên tham gia các topic của những người béo, câu lạc bộ của những người béo, hoặc các thông tin liên quan đến ăn kiêng, tập thể dục giảm cân... Đó là nơi những đối tượng khách hàng của bạn hay qua lại thì thông tin dưới chữ ký sẽ hiệu quả hơn.

2. Dùng Ahamai

Ahamai là một công cụ chạy trên điện thoại di động iPhone, Android hoặc iPad. Nó giúp cho người ta không chỉ tìm kiếm thông tin để mua hàng mà còn có tính năng chỉ đường rất tiện lợi. Khi người dùng tìm "Cua huỳnh đế" chẳng hạn trên Ahamai thì nó sẽ liệt kê những điểm có bán sản phẩm này theo thứ tự gần ở trên, xa ở dưới. Khi xem vào chi tiết, bạn có thể gọi chức năng chỉ đường. Ahamai sẽ hiển thị bản đồ và chỉ đường cho bạn từ chỗ bạn đến tới chỗ bán hàng. Ngoài ra có tính năng điện thoại được tích hợp thì bạn có thể bấm một cái là gọi ngay cho người bán để trao đổi trước.

Thông tin thêm về Ahamai có thể xem tại đây

Làm thế nào để có LỢI NHUÂN?

Làm thế nào để có LỢI NHUÂN?

Trong kinh doanh chúng ta có thể mong có nhiều khách hàng, mong có nhiều giao dịch và khách hàng trung thành... nhưng cốt yếu trong kinh doanh là làm thế nào để có lợi nhuận? Vậy làm thế nào để có lợi nhuận?

Nếu chúng ta bán hàng giá thấp quá mà chi phí phải trả của chúng ta quá cao khiến lợi nhuận quá thấp khiến không đủ để tồn tại, mà nếu hàng đặt giá cao thì lại không bán được cũng làm chúng ta không tồn tại được! Vậy phải làm thế nào?

Có 2 khía cạnh mà chúng ta có thể chú ý:

- Thứ nhất là làm sao cho sản phẩm của chúng ta độc đáo đến nỗi mà không ai có thể cung cấp hoặc có rất ít người có thể cung cấp, khi đó chúng ta có thể đặt một mức giá có thể đảm bảo cho chúng ta có lợi nhuận.
- Thứ 2 là nếu chúng ta có sản phẩm không đủ độc đáo thì phải làm sao để chi phí của chúng ta thấp xuống, và nếu giá bán của chúng ta vẫn ngang với người khác nhưng chi phí của chúng ta thấp hơn họ thì chúng ta vẫn có lợi nhuận.

Khía cạnh thứ nhất là làm sao cho sản phẩm thật độc đáo thì khá khó, nó đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm và sáng tạo, và đôi khi sản phẩm của chúng ta đạt được sự độc đáo nhưng nhu cầu cho nó lại quá ít, điều này khiến cho lợi nhuận mà chúng ta kiếm được cũng không đáng là bao dù giá có thể đặt cao.

Khía cạnh thứ 2 có vẻ là nơi để chúng ta có thể cố gắng bằng cách giảm các chi phí của mình, tăng cường hiệu suất để làm sao sản phẩm mà chúng ta cung cấp có giá thấp hơn. Tuy nhiên một số người dùng cách bán hàng giả, hàng nhái để giảm chi phí và cầu mong người mua không biết lại là một cách làm sai lầm. Nói chung kinh doanh là việc chúng ta tìm ra các giải pháp giúp khách hàng đạt được nhu cầu nhưng với chi phí càng ngày càng giảm. Nếu chúng ta có sản phẩm độc đáo nhưng sớm muộn thì các đối thủ cũng tìm cách bắt chước và làm theo, khi đó làm sao để giảm bớt chi phí sẽ là cách để chúng ta kiếm được lợi nhuận.

Theo bạn chúng ta tốn chi phí ở những khoản nào và có thể tiết kiệm được? Có những cách nào để có được lợi nhuận khác? Xin hãy cùng chia sẻ nhé.


Những cách để gắn kết thương hiệu với cộng đồng

Bài này mình sưu tầm được, tuy nói về các công ty lơn lớn nhưng ít ra chúng ta cũng có thể học được từ các ý chính trong bài viết.

Những cách để gắn kết thương hiệu với cộng đồng

Chiến lược gắn kết cộng đồng trở thành công cụ không thể thiếu đối với các thương hiệu nhằm tạo ảnh hưởng tới lựa chọn của khách hàng.



Hãy dành thời gian tham khảo nhanh ba ví dụ của những tổ chức sử dụng sự tương tác để tăng cường dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

1. Diễn đạt thông tin bằng hình thức gắn kết dễ thương

Nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm giá rẻ là nhân tố thúc đẩy nạn nô lệ lao động ở những quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Nga. Slavery Footprint, một tổ chức hoạt động chống lại nô lệ lao động trên thế giới, muốn mọi người nhận thức được rằng họ không cố ý ủng hộ nô lệ lao động bởi những sản phẩm họ tiêu thụ.

Mỗi một cá nhân khi truy cập trang web Slavery Footprint sẽ thấy hiện ra trên màn hình một khảo sát. Khảo sát tương tác này được tiến hành nhằm cho phép người dùng rà soát tất cả những thứ họ tiêu thụ trong cuộc sống và đưa ra chỉ số lao động nô lệ liên quan đến quá trình sản xuất những thứ họ đang sở hữu, trong khi khảo sát nhấn mạnh những ngành công nghiệp có những hình thức bóc lột lao động vô nhân đạo.

Trang web này giúp người tiêu dùng nhận ra sự liên kết giữa những sản phẩm họ sở hữu với tệ nạn nô lệ thời hiện đại, làm cho vấn đề dường như vô hình trở nên rõ ràng. Trang web này chính là cầu nối giúp liên kết người tiêu dùng với những dự án kinh doanh nhân đạo, những hoạt động từ thiện, và gợi ý người dùng nên làm gì ở bước tiếp theo.

2. Tìm kiếm sự phản hồi của cộng đồng và đảm bảo những phản hồi của họ được xem xét kỹ lưỡng

Vào năm 2012, Bộ trưởng Phụ trách chính sách dân số Singapore đã trình bày chính sách dân số bền vững có tên "Population White Paper", một lộ trình để giải quyết vấn đề dân số già của Singapore.

Trong chiến dịch bầu cử năm 2011, người dân đã yêu cầu được lắng nghe. Thay vì dựa vào những kênh tiếp nhận phản hồi truyền thống có thể đã bị lỗi thời trong thời đại công nghệ thông tin, Ban Quản lý nhân lực và Dân số Quốc gia Singapore (NPTD) đã cải thiện quy trình tiếp thu phản hồi và tạo ra nỗ lực gắn kết cộng đồng trong suốt một năm. NPTD đã ban hành chính sách và sau đó thu thập quan điểm và đề xuất của người dân Singapore trong khi rà soát lại chính sách và chiến lược dân số.

Hơn 2.200 cá nhân đã tham dự vào bài tập này thông qua việc trực tuyến tương tác trực tiếp theo hình thức trao đổi và chất vấn. Các nội dung này hầu hết được công bố rộng rãi và lưu trữ bằng văn bản. NPTD đã có thể cân nhắc những vấn đề số đông người dân lo ngại và đề xuất chính sách phù hợp với thực trạng dân số đang tăng lên.

Không phải tất cả các gợi ý đều được sử dụng, nhưng việc cho phép một kênh phản hồi, nơi những quan điểm được tổng hợp, thể hiện nỗ lực lắng nghe và xem xét ở những góc độ khác nhau. Mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận các bản tóm tắt phản hồi theo danh mục, giúp gia tăng tính minh bạch của cuộc khảo sát.

3. Gắn kết các cổ đông ngay từ giai đoạn lập kế hoạch

Hình thức gắn kết tốt nhất là hãy chỉ ra cho cộng đồng thấy những phản hồi nhận được sẽ được xem xét ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi muốn thâm nhập một cộng đồng đã tồn tại sẵn mà không muốn tạo ra cảm giác bạn là một kẻ đột nhập.

Frasers Property, đơn vị phát triển dự án Central Park rộng 5,8ha tại Sydney, Úc, bắt đầu lại quy trình quy hoạch tổng thể dự án và luôn đặt cộng đồng Chippendale xung quanh làm tâm điểm. Frasers tìm nhiều cách để tìm hiểu các nhu cầu sử dụng của cộng đồng trước một dự án lớn và phức tạp như vậy, đồng thời giúp họ hiểu rõ những thay đổi sẽ diễn ra trong khu vực này.

Bên cạnh việc chỉ định đội ngũ kiến trúc sư dẫn dắt dự án, Frasers cũng tìm kiếm những lời khuyên của dân cư vùng lân cận thông qua việc tổ chức một loạt sự kiện thông tin và tư vấn cộng đồng trong vòng hai năm, dẫn đến quyết định kế hoạch tổng thể vào năm 2009. Hằng trăm cư dân địa phương, những doanh nghiệp lân cận, những cổ đông kiến trúc và hạ tầng đã tham gia dự án.

Kể cả trong giai đoạn xây dựng, đơn vị phát triển bất động sản này vẫn tiếp tục gặp gỡ những người dân địa phương, tổ chức các sự kiện thông tin với các kênh cập nhật tình hình xây dựng trên trang web và Facebook của họ.

Vào thời điểm Frasers mua lại khu vực Central Park, cả chính quyền địa phương lẫn dân cư vùng lân cận đều có cảm giác thất vọng và thấy dường như họ bị tước mất quyền công dân bởi quy trình quy hoạch gây rất nhiều tranh cãi.

Động thái đầu tiên của Frasers chính là nhận dạng xem đối tượng nào thể hiện sự bất đồng gay gắt nhất và tiếp cận họ, từ đó đưa họ đến gần hơn với quy trình quy hoạch. Việc này thấy có vẻ khác thường và tất nhiên rất tốn thời gian.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc truyền thông với những đối tượng thể hiện quan điểm phản đối theo cách tôn trọng họ sẽ nhanh chóng cải thiện sự hài lòng của cộng đồng đối với quy trình lên kế hoạch dự án.

Frasers đã rất nỗ lực trong việc đề cao gắn kết và tiếp thu ý kiến của cộng đồng dân cư để chuyển hóa khu Central Park nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa và di sản độc đáo của nó.

Rất nhiều người không hiểu được bản chất của gắn kết cộng đồng sẽ cho đó chỉ là chạy theo xu hướng và giải quyết bề nổi của vấn đề. Không phải là bạn có bao nhiêu kênh tiếp nhận phản hồi và nhận được bao nhiêu phản hồi, mà quan trọng là hành động sau khi nhận được những phản hồi đó là gì.

Hãy để cho cộng đồng hiểu được quy trình và cách thức tiếp nhận phản hồi để khiến nó trở thành một việc ý nghĩa thay vì là một danh sách dài những yêu cầu không bao giờ được thực hiện.

Theo Doanh nhân Sài Gòn
Nguồn: Genk

Làm thế nào cạnh tranh với đối thủ mạnh và chuyên nghiệp hơn?

Làm thế nào cạnh tranh với đối thủ mạnh và chuyên nghiệp hơn?

Các mẹ bán hàng tay trái đã từng là động lực của thương mại điện tử ở Việt Nam và dường như những nỗ lực của chúng ta đã làm cho thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Do đó nó cũng hấp dẫn những công ty lớn tham gia vào lĩnh vực này.

Họ đều là những công ty lớn, có đầu tư bài bản, nhân sự được chọn lựa kỹ có thể gồm những người có nhiều kiến thức và thậm chí có những người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa với đầu tư lớn họ có thể chấp nhận lỗ một thời gian.



Vậy làm sao các mẹ kinh doanh nhỏ lại có thể cạnh tranh được với họ và dành được chiến thắng? Mình cũng không dám chắc nhưng hy vọng những kinh nghiệm sau sẽ giúp các bạn:

Xác định thế mạnh

Mỗi người chúng ta có những thế mạnh khác nhau nên mỗi người nên cân nhắc những thế mạnh của mình mà người khác không có. Hãy nhớ rằng bạn phải cạnh tranh với những đối thủ lớn nhưng cũng vẫn phải cạnh tranh với các đối thủ nhỏ như bạn nữa.

Nhiều người thường tự hào về việc mình có mức giá thấp. Đó là lợi thế đối với các đối thủ cạnh tranh cùng cỡ. Nhưng với đối thủ lớn hơn thì điều đó không mấy ý nghĩa vì với quy mô lớn hơn, nguồn vốn lớn hơn các đối thủ lớn có thể mua hàng tận gốc thậm chí còn ép giá của người sản xuất để có được mức giá thấp hơn bạn rất nhiều.

Theo mình quan sát thì một trong những thế mạnh của người kinh doanh nhỏ là gần gũi và hiểu rõ khách hàng của mình, có khả năng phục vụ với sự cá nhân hoá cao.

Chọn ngách phù hơp

Chọn một ngách đủ lớn để có lợi nhưng đủ nhỏ để đối thủ lớn không muốn tham gia hoặc không thể cạnh tranh được. Điều đó bạn cần nghiên cứu và tìm tòi thật kỹ, và chọn những ngách nhỏ không có nghĩa là bạn tránh được sự cạnh tranh, chỉ là tránh được sự cạnh tranh từ các công ty lớn chứ những người kinh doanh nhỏ cũng có thể vẫn cạnh tranh với bạn.

Việc chọn ngách này cũng cần tính toán để làm sao cho ngách đủ lớn để bạn có đủ lợi nhuận. Mình không có ý bạn chỉ chọn ngách để trú ẩn mà không tiến ra nhưng ít nhất hãy chọn một ngách an toàn để có đường rút lui nếu sau này tiến ra mà không thành công.

Hiểu khách hàng

Các công ty lớn tuy bài bản và chuyên nghiệp nhưng những người sáng lập không thể có nhiều thời gian để tương tác hàng ngày với khách hàng của họ được mà thay vào đó là đội ngũ nhân viên hoặc các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng cho dù thế nào thì những quan hệ đó không thể thân thiết bằng việc tương tác trực tiếp giữa chủ doanh nghiệp nhỏ với khách. Bạn có thể đến chơi nhà khách hoặc rủ khách hàng đi cafe, và qua đó bạn có thể trò chuyện để hiểu sâu về mong muốn của khách hàng, những khó khăn của họ, thậm chí nếu tìm hiểu kỹ bạn có thể hiểu được những khó khăn mà họ không thể diễn đạt được.

Bằng sự hiểu biết đó bạn có thể đưa ra các sản phẩm hoặc các cách làm cho khách hàng thích thú. Và đó là một trong những lợi thế mà các công ty lớn không thể so sánh được.

Chứng minh sự đáng tin với khách hàng mới

Việc thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp nhỏ là tương đối khó khăn. Bạn có thể dễ thuyết phục bạn bè và người thân trở thành khách hàng của mình. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng mới online bạn cần chứng minh được sự đáng tin cậy của mình. Với điều này thì topic trên Lamchame.com của bạn là một lợi thế.

Rất nhiều bạn kinh doanh cho mình biết rằng topic hàng trăm, hàng ngàn trang với các khách hàng thực, thời gian đặt hàng thật trên Lamchame.com chính là cách minh chứng cho những khách hàng mới là họ đáng tin ra sao.

Đây chính là cách để thuyết phục khách hàng mới rằng bạn đã có nhiều khách hàng thật rồi. Nhiều người tưởng rằng cứ gửi mail đi thật nhiều, quảng cáo thật nhiều, phát tờ rơi thật nhiều thì có khách nhưng. Nhiều người biết chưa hẳn có nhiều khách hàng, việc chứng minh cho khách hàng bạn là đáng tin, bạn không làm họ mất tiền, bạn bán hàng thật... thì họ mới trở thành khách hàng của bạn.

Tập trung vào thế mạnh

Đừng bị cuốn theo cách kinh doanh của các đối thủ mạnh hơn, bạn sẽ không thể nào có cả triệu đô la để dành cho quảng cáo, và bạn cũng không thể nào giảm giá quá nhiều cho khách hàng mà vẫn có lợi nhuận. Đó là những thế mạnh của các công ty lớn, để tồn tại bạn cần tìm ra và tập trung phát huy những thế mạnh của mình.

Cắt giảm chi phí

Dù không phải dùng quảng cáo rầm rộ làm thế mạnh hay dùng chiêu giá thấp để quyến rũ khách hàng, nhưng bạn cũng cần phải tối ưu hóa công việc của mình làm sao cho chi phí đủ thấp để bạn có lãi. Nếu không có lãi, bạn sẽ không kinh doanh được lâu và dễ sinh chán nản, thất vọng.

Để cắt giảm chi phí, bạn nên dành thời gian quan sát kỹ công việc của mình xem những bước nào lặp đi lặp lại nhiều lần và tìm cách tối ưu hóa nó, làm sao cho giảm bớt công đoạn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Một trong những vấn đề làm tăng chi phí cho việc kinh doanh trên mạng của mọi người đó chính là chi phí ship hàng. Để giảm chi phí này, đó có thể là chọn nơi lưu hàng ở gần khách hàng sao cho việc vận chuyển hàng đến chỗ khách hàng được nhanh hơn, ngắn hơn.

Có một ứng dụng trên điện thoại cũng giúp cho bạn giảm bớt chi phí ship hàng đó là sử dụng phần mềm Ahamai trên điện thoại của bạn, để nhận địa chỉ giao hàng một cách chính xác.

Người dùng Ahamai có thể chỉ rõ vị trí của mình nên bạn có thể dùng Ahamai để lập kế hoạch ship hàng sao cho không mất công đi lại nhiều.

Ahamai có tính năng tìm đường sẽ giúp bạn tìm đường đi ngắn nhất, có chỉ dẫn giúp bạn không mất công tìm đường hay mất thời gian vì lạc lối. Bạn cũng có thể forward vị trí nhận hàng đến nhân viên ship hàng thông qua Ahamai trong khi nhân viên này đang đi ship hàng.

Cải tiến và dần chuyên nghiệp hóa

Khi bắt đầu kinh doanh nhỏ coi việc kinh doanh là nghề tay trái để kiếm thêm, không ít người trong chúng ta đã có được thành công. Để thành công đó không bị thui chột, nên các bạn chú ý kinh doanh không đơn giản chỉ là việc bán hàng. Khi thị trường đã phát triển các đối thủ cạnh tranh trở nên chuyên nghiệp thì những doanh nghiệp nhỏ như bạn cũng cần phải chuyên nghiệp, nếu không chúng ta cũng chẳng còn có cơ hội.

Để chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi chúng ta dành thời gian quan sát, cân nhắc và lựa chọn. Nhiều trường hợp chúng ta thất bại vì không có khách hàng đến nữa, nhưng cũng có trường hợp chúng ta thất bại vì có quá nhiều khách hàng.

Để tránh khủng hoảng khi có sự thay đổi như vậy bạn cần tách công việc kinh doanh thành các bước nhỏ, và tìm cách tối ưu các bước sao cho nó trở nên đơn giản, dễ dàng và dễ ủy quyền cho người khác và khi cần có thể hướng dẫn cho nhân viên chỉ giữ lại những bí quyết quan trọng nhất.


Cẩn thận lựa chọn đối tác

Các công ty lớn muốn chiến thắng những công ty nhỏ thì thường họ sẽ áp dụng các chiến thuật tách bó đũa để bẻ từng chiếc hoặc ly gián và làm mâu thuẫn giữa các đối thủ nhỏ nhằm làm họ tự suy yếu. Do vậy bạn không nên chỉ kinh doanh một cách độc lập mà nên lập thành những liên minh chặt chẽ có điều kiện để mọi người giúp đỡ lẫn nhau.

Tốt nhất nên liên kết những người có cùng quyền lợi và tạo thành chuỗi dọc, trong kinh doanh không người nào xâm phạm lợi ích của người nào. Ví dụ bạn nên liên kết với các nhà cung cấp sản phẩm hay nguyên liệu, các nhà cung cấp dịch vụ, những người kinh doanh nhỏ khác nhưng không cùng lĩnh vực để không cạnh tranh lẫn nhau, hoặc nếu có cùng lĩnh vực thì cần có sự phân chia địa bàn cụ thể.

Chủ động tấn công vào điểm yếu của đối thủ mạnh

Các công ty lớn không phải không hẳn có sức mạnh tuyệt đối, để phát triển kinh doanh bạn phải chủ động tấn công đối thủ của mình để chiếm lĩnh thêm thị trường. Tấn công công ty lớn không dễ nhưng cũng không quá khó. Nhất là các doanh nghiệp nhỏ chúng ta lại càng có lợi thế khi tấn công vào các công ty lớn. Để tấn công, chúng ta cũng nên quan sát kỹ đối thủ và chọn những chỗ mà đối thủ không thể phản công lại được. Giống như ruồi muỗi tấn công con trâu. Cho dù biết là bị tấn công nhưng con trâu cũng không dễ gì chống lại được, nhưng nếu chọn chỗ đốt gần đuôi con trâu thì dễ bị cái đuôi đó quật chết.

Để tấn công hiệu quả chúng ta nên có sự liên kết giữa các đối tác để đồng loạt tấn công. Một công ty lớn thường bị dàn trải nhiều lĩnh vực nên nếu nhiều doanh nghiệp nhỏ mỗi người tấn công trong một lĩnh vực nhất định thì có thể làm cho đối thủ to lớn cũng phải đổ kềnh.

Một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ là trung thành với đối tác, đừng bao giờ tấn công đối tác của mình. 

Khi nào là thời điểm phù hợp để tôi có thể khởi nghiệp?

Khi nào là thời điểm phù hợp để tôi có thể khởi nghiệp?

Tính thời điểm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong công việc kinh doanh. Trước khi mở một công ty, hãy tự hỏi bản thân: Đâu là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu kinh doanh?
Bài viết này sẽ cho bạn những gợi ý hữu ích để tìm ra thời điểm vàng khi đã sẵn sàng bắt tay vào con đường kinh doanh.

1. Bạn còn trẻ

Tuổi trẻ chính là một ưu thế để bắt đầu kinh doanh. Càng bắt đầu kinh doanh sớm, bạn càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi. Khi còn trẻ, người ta thường không tránh khỏi sự non nớt và thiếu vốn sống. Trên bước đường tích lũy kinh nghiệm bản thân, nhiều khi bạn sẽ có những quyết định sai lầm, thậm chí sẽ phải trải qua cảm giác ở tù hay tệ hơn là doanh nghiệp của bạn đi đến phá sản.

Blogger Michael Arringtonnhớ lại cuộc nói chuyện hồi năm ngoái với ông chủ một doanh nghiệp, trong đó ông có nói “người làm kinh doanh cũng giống như các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp vậy. 25 tuổi là thời điểm sự nghiệp của họ nở rộ, song quãng thời gian đó không dài, đến 30 tuổi hầu như họ đều chấm dứt sự nghiệp thi đấu.”

Có thể ai đó không đồng tình với những con số nêu trên, song bạn không thể phủ nhận một điều rằng công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn còn trẻ, còn sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Chẳng ai than vãn rằng phải chi họ không bắt đầu sự nghiệp quá sớm mà chỉ có những người hối tiếc vì đã không bắt đầu sớm hơn.

2. Bạn đã chán ngán công việc hiện tại

Bạn có đồng tình rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi nếu cứ cam chịu làm những công việc mà bạn ghét cay ghét đắng? Và có lẽ cũng chẳng có ông chủ nào thu về hàng triệu đô la mỗi năm mà lại chán ghét công việc của mình. Điều đó chứng tỏ một chân lý rằng: một khi bạn đã chán ngán với công việc hiện tại, đó chính là thời điểm đúng đắn nhất để bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình. Tuy nhiên, bạn chưa thể thành công nếu chỉ rời bỏ công việc cũ. Cái bạn cần làm là đầu tư thời gian để tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp, và một đã cảm thấy thật tự tin, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó.

3. Bạn đang thất nghiệp

Thế giới đã chứng kiến nhiều tấm gương dám bỏ việc thành triệu phú, song không phải bất cứ ai từ kẻ thất nghiệp cũng có thể trở thành ông chủ. Tuy nhiên, chính thất nghiệp lại là một chất xúc tác cực kỳ hữu hiệu nếu từ lâu bạn đã nung nấu một ý tưởng kinh doanh nào đó.

Có nhiều người khi bị sa thải chỉ dồn hết sức lực vào việc trả đũa kẻ đã khiến họ thất nghiệp. Nếu bạn đủ khôn ngoan, bạn sẽ không làm như vậy. Hãy coi việc bị sa thải là một cơ may và động lực để làm lại từ đầu những dự định còn dang dở, những ý tưởng từ lâu bị bỏ quên và bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.

4. Bạn có thời gian

Công việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp riêng mà lại bận bịu với quá nhiều việc trong cuộc sống thường ngày. Đó là lý do vì sao bạn nên bước chân vào con đường kinh doanh khi bạn có nhiều thời gian và sức lực nhất. Muộn đi một vài năm đã là lúc bạn ngập đầu trong những khoản thế chấp, học phí hay những kì nghỉ của gia đình mà không ai khác bạn là người chi tiền.

Công việc kinh doanh mang lại cho bạn không ít phần thưởng đáng giá, đó là niềm phấn khởi, là thành quả đạt được, là sự tự do về mặt tài chính và nhiều điều khác nữa. Nhưng bạn cũng cần phải nhận thức rõ những mặt trái của công việc này: bạn sẽ không có nhiều thời gian như trước để gặp gỡ, trò chuyện với gia đình và bạn bè, thu nhập có thể là con số 0 tròn trĩnh…

Nếu bạn còn độc thân, hay đã có gia đình nhưng chưa sinh con hoặc đang dự định lấy chồng, cùng lúc lại muốn bắt đầu công việc kinh doanh thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy thực hiện ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.

5. Kinh doanh đã là niềm đam mê không thể chối từ

Khi một ý tưởng kinh doanh ám ảnh bạn đến mức khó lòng gạt nó ra khỏi tâm trí, đó là lúc bạn nên bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ thấy rằng dù cho không nghĩ đến thì ý tưởng đó vẫn trở đi trở lại trong suy nghĩ, khiến bạn phải quyết định thảo luận nó với gia đình. Thậm chí nếu vì một lý do nào đó khiến bạn không thể hiện thực hóa ý tưởng thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ân hận. Trong kinh doanh, điều quan trọng là bạn biết cách làm sao để giữ niềm đam mê kinh doanh luôn có sức ám ảnh và lôi cuốn bạn.

6. Bạn có kinh nghiệm

Có những người bước chân vào công việc kinh doanh muộn hơn những người khác song họ vẫn có thể thành công bởi kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp họ dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Khi đang làm việc trong những công ty lớn, họ đã bắt đầu kinh doanh và dành dụm được một khoản vốn để sẵn sàng đầu tư. Đó cũng chính là câu chuyện của ông chủ SavingStar: David Rochon, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và Michael Libenson, chuyên viên tư vấn kinh doanh có thâm niên 20 năm. Họ đã thành lập nên quỹ tiết kiệm SavingStar thông qua mạng lưới với 24.000 cửa hàng tạp hóa và quầy thuốc trên khắp nước Mỹ. Một nghiên cứu của Founder Institute cho thấy năng lực hoàn thành các dự án kinh doanh cộng với kinh nghiệm thực tiễn giúp những người bắt đầu kinh doanh muộn hơn có khả năng nhận diện và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh cao hơn những người khác.

7. Bắt tay vào công việc ngay bây giờ

Tuổi tác hay địa vị không làm nên sự khác biệt trong cơ hội thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng là bạn không chần chừ thực hiện ý tưởng ngay từ hôm nay chứ không phải bất cứ một thời điểm nào khác, bởi thời gian một đi không trở lại. Nếu bạn chờ đến ngày mai, ngày kia hay đến khi bạn được thăng tiến, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay đã có gia đình thì có lẽ cơ hội đã tuột khỏi tay bạn.


Phong Linh
Theo TTVN/Inc.
Nguồn: Cafef

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Bí quyết thuyết phục khách hàng

Bí quyết thuyết phục khách hàng

Sau đây là vài bí quyết để nhân viên bán hàng thuyết phục hiệu quả khách hàng thông qua trao đổi trực tiếp:

Tập trung vào lợi ích chứ không phải là sự độc đáo

Khách hàng chỉ quan tâm đến những gì phù hợp với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì thế, thay vì thao thao bất tuyệt về những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ, nhân viên bán hàng cần dành thời gian để tìm hiểu khách hàng thực sự cần gì và tư vấn những đặc tính sản phẩm thích hợp.

Sau đó, khi đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của khách hàng, bạn có thể giới thiệu nhiều hơn về các tính năng độc đáo, khác biệt để tăng tính thuyết phục.

Đai đa số người tiêu dùng mua sắm vì một nhu cầu thực sự nào đó và họ cần ai đó giúp họ chọn lựa giải pháp tốt nhất cho vấn đề.

Tập trung vào giá trị, không phải vào giá cả

Giảm giá có thể làm tăng doanh số. Tuy nhiên, nếu bạn không đưa ra một lý do chính đáng, sau này người tiêu dùng sẽ không mua món hàng hay sử dụng dịch vụ với giá cũ.

Vài cách để bạn có chương trình giảm giá thuyết phục: Thêm hoặc thay thế một số dịch vụ trong gói dịch vụ, thêm một lượng sản phẩm nhất định với giá không đổi, khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm cùng lúc để được giá rẻ hoặc cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt hơn.

Trừ những trường hợp hàng hóa mà chuyện mặc cả là tất yếu được ​​(như nhà đất, đồ cổ, đồ cũ..), cố gắng không giảm giá chỉ vì khách hàng yêu cầu.

Nếu khách hàng dễ dàng mặc cả thì có nghĩa là giá của bạn đưa ra ban đầu quá cao và sau này bạn sẽ không bán được hàng với mức giá đó nữa. Bạn nên tập trung vào việc giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn chứ không phải cố gắng giúp họ ít tốn tiền hơn.

Chỉ dẫn cho khách hàng thật cụ thể và tận tình

Một phụ nữ vào siêu thị để mua một nồi cơm điện đa năng và trước đây bà chưa dùng qua sản phẩm này. Nhân viên bán hàng A giới thiệu những tính năng chính của sản phẩm và “an ủi” khách hàng rằng, bà sẽ nhanh chóng sử dụng thành thạo nếu chịu khó đọc hướng dẫn.

Nhân viên bán hàng B có cách thuyết phục khác. Anh ta hướng dẫn cách sử dụng thật cặn kẽ và thao tác thử cho người phụ nữ này xem. Rốt cuộc, bà ta mua hàng của nhân viên B.

Điểm mấu chốt ở đây là, nhân viên bán hàng luôn phải đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Yêu cầu khách hàng tự tìm hiểu chẳng khác nào giao cho họ bài tập về nhà và chẳng ai thích điều này cả. Khách hàng cần ai đó giúp họ giải quyết các vấn đề nhanh chóng nhất.

Tập trung vào cảm xúc chứ không phải lý do

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta luôn đưa ra các quyết định mua sắm hợp lý. Tuy nhiên nếu như thế thì các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Louis Vuitton hay Porsche sẽ không thể tồn tại.

Không dễ biện minh cho lý do tại sao chúng ta mua một món hàng xa xỉ: Chúng ta muốn nó, nhưng thường thì chúng ta không cần. Chúng ta quyết định mua những món hàng này để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần là chính. Bất kì ai cũng muốn an toàn hơn, khỏe mạnh, thông minh hơn, hấp dẫn hơn...

Ngoài ra, không phải ai cũng đi mua sắm trong tâm trạng tốt. Hãy chú ý đến cảm xúc của khách hàng và nói những điều tốt đẹp.

Tập trung vào khách hàng chứ không phải vào bản thân

Bạn cần đảm bảo doanh thu và muốn bán được hàng. Không ít nhân viên bán hàng mệt mỏi và căng thẳng với doanh số và “cầu cứu” khách hàng bằng cách “kể khổ”.

Nhưng sự thật là chẳng có mấy khách hàng quan tâm đến điều đó và tệ hơn nữa là họ thấy khó chịu. Ngoài ra, họ có thể ủng hộ và thông cảm nhưng hiếm khi họ chịu chi tiền vì một lý do... trời ơi.

Quá trình bán hàng là quá trình tiếp cận, thấu hiểu và giải quyết nhu cầu, động cơ, các vấn đề cũng như cảm xúc của khách hàng. Do đó, thật vô ích nếu bạn chỉ tập trung vào bản thân mà không để ý gì đến họ.

Theo HUỲNH NGUYỄN
Doanhnhansaigon
Nguồn: Cafef

Làm thế nào để khách hàng cũng bán hàng cho bạn?

Làm thế nào để khách hàng cũng bán hàng cho bạn?


Bạn trong giai đoạn khởi nghiệp không có kinh phí cho quảng cáo? Bạn muốn mở rộng kinh doanh nhưng cảm thấy thiếu thời gian? Bạn cũng muốn tuyển người nhưng khó chọn người có năng lực và tận tâm giúp mình kinh doanh? Vậy sao bạn không tìm cách để khách hàng cũng giúp bạn bán hàng?

Bài viết này là mình tìm hiểu và sưu tầm kinh nghiệm của các mẹ thành công và đem chia sẻ với các bạn một số cách để khách hàng cũng giúp bạn bán hàng. Tuy nó không đầy đủ nhưng các bạn cũng có thể đóng góp thêm để nó thực sự phong phú nhé!

1. Tạo nên những thông điệp đầy ý nghĩa

Chúng ta ai cũng muốn cuộc sống của mình có ý nghĩa và thường sẽ ủng hộ những hoạt động có ý nghĩa như vậy. Do vậy, các hoạt động và nội dung có ý nghĩa thường lôi cuốn sự quan tâm của nhiều người và mọi người thường gửi những thông tin đó cho bạn bè cùa mình.

Bạn đừng nghĩ đó chỉ là thông tin thông thường vì cuối mỗi bài viết có chữ ký của bạn nơi bạn giới thiệu hàng hoá và dịch vụ, và một khi bài viết của bạn có nhiều người đọc và họ thích những nội dung của bạn thì cơ hội bán hàng của bạn càng nhiều mà không cần phải câu bào ở topic bán hàng.

Hãy làm sao cho thông điệp của bạn thật có ý nghĩa và khuyến khích mọi người cùng tích cực tham gia nó, điều đó không chỉ có lợi cho bạn mà mọi người cũng chung tay làm việc tốt cho cộng đồng, cho môi trường sống. Nếu bạn không có khả năng tổ chức thành các hoạt động thì hãy khuyến khích và hỗ trợ, tài trợ, tặng quà để khuyến khích mọi người biến thông điệp của bạn thành những hoạt động có nhiều người tham gia.

Ví dụ: Nếu bạn kinh doanh túi vải không dệt chẳng hạn thì bạn nên cung cấp những thông tin hay các thông điệp về bảo vệ môi trường. Những người quan tâm đến vấn đề này sẽ đọc và chuyền tay cho nhau và thông tin bán hàng được đặt dưới chữ ký của bạn sẽ có nhiều người biết đến hơn, và đặc biệt đó là những người quan tâm và chắc hẳn họ cũng muốn bảo vệ môi trường bằng cách mua sản phẩm của bạn.

2. Tổ chức các cuộc thi 

Những cuộc thi online luôn có sức hấp dẫn mọi người tham gia. Khi bạn tài trợ hoặc tổ chức những cuộc thi độc đáo, hấp dẫn và nhiều ý nghĩa thì có thể thu hút được sự tham gia của nhiều người, qua đó bài viết của bạn có nhiều người đọc và tất nhiên thông tin dưới chữ ký của bạn cũng có nhiều người xem, và sản phẩm mà bạn mang ra tài trợ cũng được nhiều người biết đến và giới thiệu cho nhau nữa. Hiện tại đã có nhiều mẹ tổ chức các cuộc thi ảnh vì nó dễ tiến hành và dễ tham gia, nhưng bạn vẫn có thể sáng tạo những hình thức khác như:  Thi ảnh thời niên thiếu, thời sinh viên, thi ảnh gia đình, thi video bé tập lẫy, bé chập chững, bé tài năng,... Ngoài ra bạn có thể tổ chức các cuộc thi viết, thi sáng tạo nghệ thuật, thi khéo tay, thi trang trí món ăn...

3. Tổ chức và tham gia các buổi offline

Không giống hoạt động online giúp nhiều người biết đến bạn, hoạt động offline giúp nhiều người nhớ đến bạn, tin tưởng ở bạn, và trở thành bạn bè với bạn. Người ta sẽ tích cực giúp bạn hơn nếu họ đã từng gặp bạn và hiểu hơn về bạn. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để mọi người hiểu hơn về nhau.

Hơn nữa nếu sản phẩm của bạn khó mô tả bằng lời hoặc hình ảnh cũng chưa đủ thì qua việc mang hàng đến các buổi offline sẽ làm cho nhiều người biết và đánh giá đúng sản phẩm cho bạn, và họ cũng sẽ là người làm chứng cho các sản phẩm của bạn.

Nếu bạn muốn biết cách tổ chức offline ra sao thì có thể tham khảo tại đây.

4. Hướng dẫn khách hàng sử dụng các tính năng của diễn đàn để giới thiệu cho bạn bè

Nhiều người có thể giới thiệu về bạn và hàng hoá của bạn cho bạn bè của họ, nhưng nếu họ biết sử dụng các công cụ chia sẻ trên diễn đàn như chia sẻ lên Facebook, Google, Twitter... thì càng có nhiều người biết đến việc bán hàng của bạn hơn nữa.

Nếu bạn chưa biết các tính năng chia sẻ địa chỉ topic lên mạng xã hội thì có thể tham khảo thêm tại đây.

Ngoài ra, hãy giúp khách hàng của bạn biết đánh giá phản hồi hoặc comment khích lệ vào topic của bạn cũng là cách để bạn chứng tỏ sự đáng tin cậy của mình với những khách hàng mới sau này.

5. Giúp khách hàng kết bạn với khách hàng

Kết bạn với khách hàng chưa đủ, vì làm sao bạn chăm sóc quan hệ thân thiết với cả ngàn người? Vậy hãy giúp khách hàng của bạn kết bạn với nhau, giúp cho họ cũng trở nên yêu quý, thân thiết và gắn bó với nhau. Vì sao phải làm như thế?

- Vì theo quy luật tâm lý thì người ta không thể nhớ đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn chỉ sau vài lần tiếp xúc. Từ lúc nhận biết, quan tâm đến lúc mua người ta cần phải nghe, nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn một số lần. Nếu mình nhớ không lầm thì mất trung bình khoảng 21 lần.
- Thứ hai là hàng thường tin bạn của họ hơn là với người bán hàng.
- Khách hàng mới được làm chứng bởi nhiều người đã là khách hàng của bạn sẽ thấy tin tưởng hơn.

Ngoài ra, những người sử dụng gặp nhau, giúp đỡ nhau về các bí quyết sử dụng sản phẩm của bạn khiến cho bạn mất ít thời gian hơn trong việc bảo trì, giải đáp thắc mắc.

Bằng việc tham gia các hoạt động ý nghĩa cùng khách hàng, kết thân với họ và giúp họ kết thân với nhau sẽ giúp cho thông tin của bạn được giới thiệu nhiều lần với khách hàng mới ngay cả khi bạn không hề giới thiệu.

6. Khuyến khích khách hàng tham gia cùng bạn

Không cần quá tập trung vào bán hàng hay để cho topic được lên cao như mọi người vẫn thường làm ở các trang web khác, thay vào đó hãy cùng khách hàng của bạn tạo nên các hoạt động ý nghĩa mà có liên quan đến công việc kinh doanh của bạn và để khách hàng tham gia cùng với bạn.

Ví dụ bạn là người bán áo phông cho trẻ em, thì bạn hãy cùng khách hàng của mình lên kế hoạch cho những buổi sinh nhật chung cho các cháu và bạn có thể tặng hoặc giảm giá cho một số sản phẩm. Khi đó đảm bảo khách hàng của bạn sẽ nhiệt tình giúp bạn giới thiệu về buổi sinh nhật đó và tất nhiên với cả chương trình khuyến mãi của bạn.

7. Đừng quên chất lượng hàng hoá và dịch vụ phải tốt

Nếu chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn tồi thì tất cả những điều trên sẽ phản lại bạn và mọi người sẽ lan truyền với nhau về những yếu kém về sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Để có được chất lượng sản phẩm và dịch vụ thì không thể chỉ nghĩ đến lợi ích của mình được mà việc dành thời gian, công sức để cải thiện quy trình sản phẩm, dịch vụ để làm sao chất lượng càng được nâng lên và chi phí càng phải giảm đi. Khi đó bạn không phải lo nhiều đến khâu bán hàng mà khách hàng sẽ giúp bạn bán cho khách hàng mới.

Khi nhiều người trong chúng ta cùng làm tốt, và làm điều có ý nghĩa khi đó thương trường sẽ không còn là chiến trường nữa mà sẽ trở thành lễ hội, nơi mà những người bạn thân thiết yêu quý và cùng giúp nhau.



Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các topic sau:


Ahamai khá phù hợp để bán điện thoại và phụ kiện

Ahamai nơi khá phù hợp để bán điện thoại và phụ kiện


Ahamai một công cụ bán hàng online trên điện thoại tức là cả người mua và người bán đều dùng điện thoại smartphone.

Phiên bản hiện tại của Ahamai chạy trên iPhone, iPad và các điện thoại dùng Android nên ở đó tập trung toàn đối tượng khách hàng cho người bán điện thoại và phụ kiện.

 




Khách hàng online thực sự cần gì?

Khách hàng online thực sự cần gì?

Tôi may mắn có được những cơ hội để trò chuyện với cả người bán và người mua trên diễn đàn LÀM CHA MẸ và được mọi người chia sẻ những suy nghĩ của mình về việc mua bán hàng trên mạng. Tôi hy vọng rằng bằng những thông tin tập hợp được tôi có thể giúp các bạn phát triển việc kinh doanh của mình, không chỉ thành công một cách chớp nhoáng mà là sẽ có được thành công bền vững.

Sau đây là những điều mà khách hàng thực sự quan tâm:

1. Chất lượng có giống như quảng cáo?

Mua hàng trên mạng thì người mua không có cơ hội nhìn tận mắt và sờ tận tay. Do đó rất nhiều không chọn việc mua hàng trên mạng vì sợ rằng hàng nhận được sẽ không giống với những gì họ mong đợi. Nhưng khi đã mua rồi mà nhận thứ hàng không giống với mô tả của người bán thì họ sẽ cảm thấy thất vọng và thậm chí tức giận. Họ có cảm giác là mình bị mắc lừa.

2. Chất lượng có đồng đều và ổn định?

Khi bạn đã có khách hàng nhưng cũng rất dễ để mất khách nếu chất lượng sản phẩm/dịch vụ của bạn không đạt được sự đồng đều hay một ngưỡng nhất định. Khách hàng sẽ cảm thấy bị lừa nếu sau một vài lần mua bán với bạn rồi mà có lần bị mua phải sản phẩm không tốt.

Nếu bạn chỉ là mua đi bán lại chứ không phải sản xuất thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ và dành thời gian cho khâu chọn hàng một cách cẩn thận.

Nếu bạn là nhà sản xuất bạn nên xây dựng một quy trình tốt để đảm bảo chất lượng từ khâu nguyên liệu rồi các công đoạn kiểm tra cũng cần được làm nghiêm túc.

3. Cần người bán trung thực, thẳng thắn và vui vẻ

Người mua không chỉ cần hàng hóa/dịch vụ chất lượng tốt mà còn rất cần ở người bán sự trung thực và thẳng thắn. Nếu bạn không còn hành thì trên mạng bạn cũng nên ghi rõ là hàng đã hết tránh để cho người mua thấy thất vọng khi đặt hàng rồi lại nói không có. Trường họp tối kỵ là không giao hàng đến khi người mua phải gọi điện thì mới trả lời là không có. Nếu vì một lý do gì đó mà bạn không thể giao hàng đúng hẹn thì tốt nhất nên chủ động liên hệ càng sớm càng tốt tránh để người ta chờ đợi và thất vọng.

Người mua trên mạng họ không cần biết bạn có nhiều hay ít hàng mà chỉ cần biết bạn có bán hàng đảm bảo chất lượng và trung thực, thẳng thắn với họ hay không.

Những người mua hàng hiện nay và đặc biệt những người ở miền Nam rất sợ phải vào những cửa hàng của những người mà hơi tý là đốt vía. Họ cần người bán lịch thiệp và vui vẻ kể cả khi đã hỏi han mà lại không mua nữa. Có thể lần này họ không mua mà bạn vẫn vui vẻ thì lần sau khi cần hơn họ sẽ lại đến với bạn.

4. Cần người bán quan tâm đến họ như một con người

Người mua không muốn bị người bán coi là công cụ để kiếm tiền. Họ muốn được tôn trọng và được quan tâm và họ sẽ cực kỳ vui thích nếu được người bán quan tâm đến họ như những người bạn, hiểu rõ quan tâm và sở thích của họ.

Ngoài việc họ mua hàng của bạn thì họ cũng cần bạn giúp đỡ những vấn đề gia đình, con cái, và đôi khi chỉ là thời gian để tâm sự.

Một khi được cung cấp những thứ mà họ thực sự cần, được đối xử như những người bạn thì họ sẵn sàng quảng cáo miễn phí về bạn cho bạn bè của họ.

5. Người mua cần tất cả người bán đều tốt

Khi khách hàng mua hàng trên mạng mà bị một ai đó lừa thì rất có thể họ sẽ mất lòng tin vào tất cả việc mua bán trên mạng vì có rất nhiều báo chí đưa tin rằng mua bán trên mạng là không an toàn. Như vậy không chỉ những người bán đó thiệt mà chính bạn cũng bị thiệt thòi.

Vậy giúp khách hàng thứ họ cần cũng đòi hỏi bạn hãy giúp những người bán khác trở nên đáng tin cậy và trung thực. Bạn đừng nên nghĩ theo kiểu cạnh tranh hẹp hòi rằng khi người mua đến với đối thủ của bạn thì sẽ không bao giờ đến với bạn. Thực ra không phải ai bán hàng cũng cạnh tranh với bạn, mà dù đối thủ của bạn trở nên tốt hơn cũng là động lực thu hút khách hàng mua hàng trên mạng và khi đó nhiều người sẽ trở thành khách hàng của bạn. Hiện tại mua bán trên mạng ở Việt Nam chỉ chiếm đến khoảng 1/1000 so với hình thức kinh doanh truyền thống nên giúp cho nhiều người bán hàng tốt cũng có tác dụng thu hút khách hàng đến với bạn. Ngoài ra giúp những người khác tốt hơn cũng làm cho bạn động lực tốt hơn để phục vụ khác hàng.

Dịch vụ khách hàng và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển kinh doanh

Dịch vụ khách hàng và tầm quan trọng của nó trong việc phát triển kinh doanh

Khi tham gia Top "Có nhiều cách để gây chú ý" của của chị Song Nhi, tôi có chia sẻ một chút kinh nghiệm của mình về việc mở Top bán hàng trên LCM, được sự động viên của chị Song Nhi và mọi người, nay tôi xin mở Top này để nhà mình cùng thảo luận và trao đổi về dich vụ khách hàng .
Ai cũng biết bán hàng là nghề vất vả, làm dâu trăm họ, bên cạnh đó " trăm người bán, vạn người mua " thị trường cạnh tranh cũng rất khốc liệt, do vậy các shop muốn tồn tại được thì ngoài giá cả cạnh tranh, vấn đề dịch vụ khách hàng tốt cũng không kém phần quan trọng.

Vậy nhà mình cùng nhau trao đổi để học hỏi nhau nhiều hơn ạ

Dịch vụ khách hàng.

Khi là một cô SV mới ra trường, đặc biệt lại là SV Sư phạm, tôi chả biết gì về kinh doanh, kinh tế, càng không hiểu dịch vụ khách hàng là gì….. cho đến khi tôi thi tuyển vào được 1 cty chuyên về sản phẩm điện tử nổi tiếng. Câu chuyện bắt đầu từ……

1. Ông chủ người Việt.

Khi mới ra trường tôi nộp hồ sơ và phỏng vấn trúng tuyển vào 1 cty Chuyển phát nhanh, họ làm Đại lý cho 1 cty chuyên gửi hàng đi các nước, khi đó người quản lý của tôi giao cho tôi nhiệm vụ hàng ngày tìm kiếm tên các cty có vẻ sẽ gửi hàng đi nước ngoài ( VD, các cty về thủ công mỹ nghệ, cty về đồ thêu…….) rồi tìm gặp người phụ trách hành chính gửi hàng để chào mời họ gửi hàng bên mình.

Công việc của tôi là mời chào được càng nhiều càng tốt và nếu đối thủ chào giá thấp thì mình phải thấp hơn nữa, rồi là cắt hoa hồng thật cao cho họ…….Tôi làm tất cả mọi việc như 1 cái máy, móc cả trái tim nhiệt huyết của người mới ra trường về quê không thể xin việc được, bắt buộc phải bám trụ ở HN.

Nhưng cuối cùng với đồng lương quá ít ỏi tôi đành phải vừa làm vừa nghĩ đến kiếm 1 công việc khác ( sau này tôi mới hiểu lương của tôi và các nhân viên của cty đó thấp là vì doanh thu của họ không đủ chi phí, vì họ luôn cạnh tranh bằng việc giảm giá nên lãi rất mỏng, vì vậy các nhân viên tâm huyết đều phải dứt áo ra đi….. )

2. Ông chủ người Pháp.
May mắn tôi nộp hồ sơ và được nhận vào làm tại 1 cty có ông chủ là người Pháp gốc Việt, trụ sở chính của cty trong Sài Gòn. Bắt đầu từ đây tôi được đào tạo trong 1 môi trường cực kỳ khắc nghiệt nhưng bù lại lương rất cao đủ để tôi sống ổn định và thoải mái thời kỳ đó. Đến bây giờ tôi vẫn thầm cảm ơn cái thời kỳ khắc nghiệt đó đã cho mình vô vàn kinh nghiệm quý báu mà không trường lớp nào có thể đào tạo được.


Đôi điều nói về ông chủ của tôi: ông nguyên là 1 tiến sĩ toán học nhưng ham mê kinh doanh nên đã bắt đầu từ 1 cửa hàng rất nhỏ tại Pháp rồi dần dần về VN mở cty, và tạo dựng được một hệ thống khá mạnh thời đó.


Có rất nhiều giai thoại rất buồn cười về ông chủ của tôi mà khi tôi là 1 ma mới và cty mọi người đã truyền tai nhau : Buổi sáng ông thường đến rất sơm đứng dưới cái đồng hồ thật to tại cty ( quy định là 8h làm việc nhưng đúng 8h kém 10 nhân viên phải có mặt để thay ĐP và vệ sinh khu vực làm việc của mình để đúng 8h đón khách ). Không chấp nhận lý do đi muộn là tắc đường, kẹt xe….. Ông đến bất cứ chi nhánh nào cũng sẽ vào WC để kiểm tra VS trước, sau đó là đến các ngăn bàn làm việc của nhân viên ….. Mọi cái đều yêu cầu phải sạch sẽ, gọn gàng, như ông nói là “ phải như khách sạn 5 sao “ Có lần nửa đêm ông còn gọi cho 1 chị QL chỉ để yêu cầu là: làm sao giải quyết 1 con ruồi nó bay vào showroom ( 1 khách sạn 5 sao không thể có ruồi được ạ)


Hồi đó hầu như nhân viên rất ghét ở lại muộn để họp cty, riêng tôi lại rất thích những buổi họp đó vì đối với tôi mỗi buổi họp là 1 buổi được training về Dich vụ khách hàng do chính ông chủ của tôi làm Giảng viên, ông thuyết trình rất hay và có nhưng ví dụ cụ thể sinh động kèm theo.

Qua những buổi họp và học bất đắc dĩ đó, tôi dần dần vỡ vạc ra về Dich vụ khách hàng là gì và tầm quan trọng của nó ra sao.

Dịch vụ khách hàng: là thái độ phục vụ, cách thức phục vụ của nhân viên khi tiếp xúc với khách hàng, nó là động lực để thúc đẩy khách hàng có quyết định mua hàng hay không…Cụ thể hồi đó tôi được vào làm nhân viên bán hàng của Showroom, tiêu chuẩn để được vào làm nhân viên bán hàng là: ít nhất 2 bằng ĐH ( 1 ĐH chính quy và 1 ĐH TC hay gì đó, Tiếng Anh, Vi tính thành thạo……. những cái này có thể bây giờ thì quá thông thường, nhưng cách đây 10 năm, thì với 1 nhân viên bán hàng mà yêu cầu như vậy là hơi cao ạ ) . Với chất lượng nhân viên như vậy nên các bài học chuyên môn tiếp thu cũng tương đối đồng đều. Chúng tôi được đào tạo Dich vụ khách hàng là phải để ý từ cái nhỏ nhất như:


Thứ 1: Luôn sạch sẽ , gọn gàng:

Cửa kính ra vào luôn phải sạch sẽ không có vết vân tay, sàn nhà sạch bong, nếu bẩn phải lau ngay, ông chủ bước vào cty thấy có sợi rác là ông ấy sẵn sàng cúi xuống nhặt cho vào thùng rác ngay
.
Tất cả chỗ làm việc của nhân viên đều phải sạch sẽ gọn gàng…. Như vậy tiêu chuẩn của dịch vụ khách hàng đầu tiên phải là: luôn sạch sẽ, gọn gàng. Shop của bạn ngoài thực cũng thế, cần sạch sẽ, đẹp, gọn để tạo cảm giác thoải mái cho khách bước vào xem hàng. Hay như gian hàng của bạn trên top: cũng cần trình bày đẹp, phong cách, …. ..để khách vào xem có ấn tượng tốt với Top của mình.

Thứ 2: Luôn tươi cười.
Ông chủ mình ra 1 quy định mà lúc đầu mình thấy hết sức kỳ quặc là: nhân viên trong giờ làm việc lúc nào cũng phải tươi cười, quy trình như sau: khách vào: nhân viên mở cửa tười cười chào khách, mời khách vào, vào trong nhân viên bán hàng tươi cười ra mời khách xem hàng, tư vấn…. rồi mời khách ngồi , rồi tạp vụ mời khách uống nước, có cả mời hoa quả trái cây ( thỉnh thoảng thôi ạ). Tất cả những quá trình đó không ai được phép tỏ ve mệt mỏi, buồn bã ( nếu thế sẽ out ngay ạ - kỷ luật sắt mà )

Sau này tôi mới hiểu vì sao phải như vậy: thường khách hàng đầu tiên đến buổi sáng, lúc đó tâm trạng người bán hàng đang vui vé thoải mái, khi đó sẵn sàng cười tươi, tiếp đón niềm nở. Nhưng buổi chiều, 1 khách khác đến , khi đó nhân viên bán hàng vừa đói , vừa mệt, làm sao tỏ ra vui vẻ thoải mái như khi sáng được? Không, ông chủ của tôi không chấp nhận điều đó, ông bảo: khách buổi sáng và buổi chiều họ đều trả số tiền như nhau cho 1 sản phẩm vì vậy họ đều phải được đối xử như nhau, không cần biết thời điểm nào, chỉ biết cùng 1 giá mà thôi. Điều đó khẳng định dịch vụ khách hàng tốt. Nếu nhân viên nào không làm được thì out….

Sau này tôi đi nhiều, có cơ hội làm thượng đế ở vài nơi tôi càng thấm thía điều đó: khách hàng nào , thời điểm nào cũng đều phải được đối xử như nhau.

Thứ 3: Luôn tạo không khí thoải mái cho khách hàng:
Phải có tiếng nhac không lời nhẹ nhàng trong Showroom ( ai trot mở nhạc có lời sẽ bị kỷ luật ạ )

Trên đây mọi người đã hiểu cụ thể Dich vụ khách hàng là thế nào, chắc hẳn mọi người cũng thấy rõ tầm quan trọng của nó đến mức nào. Riêng cá nhân tôi, tôi thấy nó đóng vai trò quyết định 80% việc bán hàng và tồn tại phát triển của shop.

Như trường hợp ông chủ của tôi, khi mở ra showroom ông có mụch đích là: hàng của ông có bán ngoài rất nhiều, nhưng ông sẽ bán được giá cao nhất và vẫn đông khách nhất. vậy với số tiền thấp hơn lại mua cùng sản phẩm y chang như nhau, tại sao khách lại đến chỗ giá cao hơn để mua là vì:
- Khách đến đó vì cảm thấy thoải mái và yên tâm
- Mỗi nhân viên bán hàng là 1 chuyên gia hết sức tin tưởng lúc nào cũng sẵn sàng tư vấn hỗ trợ ( có nhân viên chuyên đến tận nhà hoặc cơ quan của khách để hướng dẫn sử dụng sản phẩm mới….)
- Đến mua hàng, đồng thời cũng là để thư giãn giải trí
- Cung cấp dịch vụ sau bán hàng tốt nhất có thể, để khách hoàn toàn yên tâm sau khi đã mua hàng.


Kết quả là: ông thu được doanh thu cao, lợi nhuận cao, trả lương nhân viên hậu hĩnh, khách hàng vẫn quay lại vì thích phong cách phục vụ……… Do vậy cả người bán lẫn người mua cùng có lợi và cùng nhau phát triển.



Viết bởi: vanhang

10 kiểu khách hàng “khó nhằn” nhất

10 kiểu khách hàng “khó nhằn” nhất

Có nhiều loại khách hàng khác nhau đòi hỏi người bán hàng cũng có những cách ứng xừ khác nhau sao cho phù hợp với khách hàng của mình. Sau đây là những kiểu khách hàng điển hình.

1. Khách hàng hay mặc cả

Đây là kiểu khách hàng này thường gặp phải trong những cửa hàng bán lẻ và các công ty dịch vụ. Họ thường không quan tâm đến vấn đề khác mà đi vào mặc cả luôn.

Năm năm trước, khi Alicia mở cửa hàng chuyên chải lông cho chó mang tên Alicia’s Grooming tại Longboat Key, bang Florida (Mỹ). Nhiều khách hàng đến cửa hàng của cô thường không quan tâm đến catalogue giới thiệu kèm theo bảng giá dịch vụ mà ngỏ lời mặc cả luôn.

“Họ nói về mức giá mà họ đã từng trả cho dịch vụ này trước đây. Vì cửa hàng của tôi mới mở và cần có khách hàng nên tôi đành nhượng bộ”, Aeziman kể. Một năm sau đó, cô đã cho gắn bảng giá dịch vụ lên tường. Dù mức giá vẫn tăng, nhưng những khách hàng tiềm năng tường vẫn bỏ qua điều này.

Giờ đây, khi có vị khách nào nói về nơi nào đó có giá rẻ hơn, Aeziman thường không nhượng bộ nữa. Cô cho biết, “khi những khách hàng mới thấy rằng tôi không đồng ý với mức giá đó, họ không mặc cả nữa và chấp nhận mức giá tôi đưa ra”.

2. Khách hàng kiểu chuyên gia

Hầu hết khách hàng đều tự cho rằng mình đủ chuyên môn để giữ gìn hay thậm chí sửa chữa một số chi tiết nhỏ trong thiết bị điện tử. Trớ trêu là chuyên môn ít ỏi đó hiếm khi giúp được nhiều, đặc biệt là đối với máy tính.

“Đây là kiểu khách hàng tự cho mình là chuyên viên máy tính, trong khi sự thật lại không như vậy”, Joe Silverman, CEO của New York Computer Help, một công ty tư vấn máy tính có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ) nói.

Khi tư vấn cho những khách hàng kiểu này, chuyên viên của công ty sẽ tốn rất nhiều thời gian. “Họ muốn bạn sửa máy tính, nhưng lại dành quá nhiều thời gian kể cho bạn rằng họ đã tự sửa máy như thế nào”, ông nói, “Cũng có nhiều khách hàng đã tự cố lắp ráp máy tính từ một đống tạp nham. Họ mang theo cả tá những phụ kiện và muốn bạn chỉ xem họ đã sai ở đâu”.

Để đối phó với những khách hàng kiểu này, kiên trì là đức tính cần thiết để giúp cho họ tin tưởng vào chuyên viên của công ty. “Chúng tôi luôn muốn cung cấp cho khách hàng dịch vụ hàng đầu và luôn có gắng làm khách hàng hài lòng. Vì vậy sẽ rất khó để từ chối yêu cầu của những khách hàng kiểu này. Cách tốt nhất là giúp họ xử lý thiết bị hỏng hóc, và cho họ thấy rằng chúng tôi biết rõ những gì mình đang làm”, ông Silverman chia sẻ.

3. Kiểu khách hàng lo lắng thái quá

Một số khách hàng coi sự có mặt của họ trong quá trình sửa chữa hay cung cấp dịch vụ, bất kể là quần áo, xe hơi hay máy tính, sẽ giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Việc chủ sở hữu của vật dụng có mặt khi nó đang được sửa chữa hay cung cấp dịch vụ đôi khi gây phiền toái cho người cung cấp dịch vụ.

“Một khách hàng của tôi thường nài nỉ tôi cho bà ấy ở lại khi tôi chải lông cho chú chó cưng của bà, nhưng chỉ sau vài phút tôi đã không thể tiếp tục công việc bởi chú chó bị mất tập trung. Việc này khiến cho việc chải lông kéo dài thêm 30 phút”, chị Aeziman, chủ cửa hàng Alicia’s Grooming chuyên chải lông cho chó tại New York cho biết, “và tất nhiên bà khách đó không trả thêm cho quãng thời gian bị kéo dài thêm đó” . Giải pháp của Aeziman cho việc này là: treo biển cấm “khách hàng là người” có mặt trong khu vực chải lông.

4. Kiểu khách hàng hay thắc mắc

Hầu hết các công ty đều có đường dây nóng để giúp xử lý nhanh những thắc mắc, lo lắng của khách hàng. Tuy nhiên, một số khách hàng lại coi đây như một kênh liên lạc dành cho việc thảo luận hoặc đưa ra quan điểm riêng đối với cách thức hoạt động hay giải pháp thay thế sản phẩm của công ty. Hơn thế nữa, họ còn sử dụng đường dây nóng như một dịch vụ tư vấn miễn phí.

Teajai Stradley, chủ một công ty Internet Marketing Ideas That Work chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn Internet tại Wichita, Kansas (Mỹ) cho biết, có nhiều khách hàng gọi đến đường dây nóng rất nhiều lần và thường gây tắc ngẽn.

Stradley cho rằng hành động này phổ biến trong nhóm khách hàng có tính tỉ mỉ, chi ly và hay thắc mắc. Giải pháp của công ty cô là giải thích rõ ràng cho khách hàng về loại cuộc gọi nào là phù hợp ngoài giờ hành chính, và những vấn đề nào nên được đưa ra trong các cuộc gọi tư vấn. "Việc xây dựng lòng tin với khách hàng đồng thời vẫn duy trì quan hệ tốt với khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong kinh doanh".

5. Kiểu khách hàng bảo thủ

Các công ty luôn có gắng hết sức để cải thiện hệ thống và sử dụng những công nghệ mới nhất. Nhưng nếu khách hàng không hài lòng với những đổi mới này, quá trình phát triển có thể sẽ bị cản trở.

Bốn năm trước, công ty Arning Lawns chuyên cung cấp dịch vụ làm cỏ tại Friendswood, bang Texas (Mỹ) của Bill Arning bỏ hình thức dùng thư tay của mình. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lớn tuổi của công ty lại không thể bỏ được hình thức liên lạc này. “Nhiều khách hàng lớn tuổi chúng tôi không có email và họ cho rằng việc nhận hóa đơn qua thư giấy là chuẩn mực còn qua email chỉ là lựa chọn số hai”.

Do việc gửi thông báo và hóa đơn qua thư giấy tốn nhiều thời gian và tiền của, công ty của Arning đã đưa ra một giải pháp. Trên trang web của công ty, ông cho đăng mức phí dịch vụ và cho biết hóa đơn sẽ được gửi qua thư điện tử. Nhờ vậy những khách hàng mới sẽ biết được cách thức hoạt động này. Còn đối với những khách hàng cũ, nếu họ muốn nhận hóa đơn qua thư giấy, họ sẽ phải trả thêm 20% phí.

6. Khách hàng hay thay đổi

Một số khách hàng, ban đầu thường rất hào hứng, sốt sắng với sản phẩm, dịch vụ nào đó, nhưng sau đó lại thay đổi hoặc từ bỏ ý định. Shennandoah Diaz, chủ sở hữu công ty Brass Knuckles Media, công ty marketing và quan hệ công chúng tại Austin, bang Texas (Mỹ), thường xuyên gặp tình trạng này tại công ty của mình.  “Ban đầu họ thường rất sốt sắng với các dịch vụ của chúng tôi, nhưng sau đó họ lại sợ hãi, muốn được đảm bảo nhiều lần và muốn đàm phám nhiều giờ liền”. Diaz cho biết việc bất ngờ thay đổi ý định là do họ không biết được cụ thể và mức độ của công việc họ sẽ phải làm trong các dự án marketing hay quan hệ công chúng của công ty cô. Giải pháp của Diaz là lôi kéo sự tập trung của khách hàng vào dự án, quy mô quản lý và thường xuyên liên lạc (hàng tuần) để giúp khách hàng cảm thấy tự tin và tự chủ đối với dự án hơn.

7. Kiểu khách hàng ưa giao thiệp

Đối với một số khách hàng, mua sắm hàng hóa dịch vụ là một hình thức giao tiếp xã hội. Và việc mua sắm trực tuyến có thể sẽ khiến cho quá trình giao tiếp này bị cản trở. Đối với kiểu khách hàng này, đặc biệt là những người mới sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, cần có phương pháp phục vụ đặc biệt. “Những khách hàng kiểu này vẫn muốn duy trì giao tiếp khi mua sắm”, Marcy Roth, chủ trang web mua sắm thời trang trực tuyến accessoryartists.com tại New York (Mỹ) cho biết. Roth còn cho biết đây thường là những khách hàng trung niên hoặc lớn tuổi và họ thường muốn trò chuyện qua điện thoại hoặc ít nhất là qua email. Và họ luôn đánh giá cao những cuộc trò chuyện như vậy. Roth kể rằng một khách hàng của cô đã viết thư tay để chia sẻ về mình và cảm ơn về thời gian mà cô đã dành cho bà. Việc dành thời gian cho đối tượng khách hàng này sẽ giúp nâng cao lòng tin từ cả hai phía. “Mục tiêu chính của tôi là tạo môi trường mua sắm cởi mở và chú trọng cá nhân”.

8. Kiểu khách hàng thiếu tự tin

Nhiều khách hàng thường tỏ ra thiếu tự tin hay thậm chí sợ hãi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà các công ty cung cấp. Họ sợ rằng mình không thể sử dụng sản phẩm đúng cách và thường cần nhiều trợ giúp. Joe Silverman, CEO của công ty New York Computer Help chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn máy tính tại New York (Mỹ) cho biết công ty ông cũng thường xuyên gặp phải những khách hàng như vậy. “Đặc biệt là những khách hàng mới sử dụng máy tính, họ thậm chí còn gọi điện yêu cầu tư vấn trước khi thực hiện bất cứ hoạt động nào trên máy tính”, ông cho biết. Giải pháp của công ty Silverman là sử dụng quy tắc 5 phút, theo đó họ dùng 5 phút để chỉ dẫn cho khách hàng, quá thời gian trên hoặc những cuộc gọi tiếp theo, khách hàng sẽ phải trả thêm phí.

9. Những khách hàng quá tự tin

Kiểu khách hàng này thường cho rằng phương pháp của công ty không thể tốt bằng của họ. Shennandoah Diaz, chủ công ty marketing và quan hệ công chúng công tại Austin, bang Texas (Mỹ) cho biết, “nhiều khách hàng kiểu này thường khăng khăng với cách làm việc của họ dù cho cô đã đưa ra ví dụ về nhiều khách hàng khách đã thành công với phương pháp của chúng tôi. Họ tỏ ra thiếu tin tưởng vào ý kiến và chuyên môn của chúng tôi”. Giải pháp của Diaz đối với những khách hàng này cho họ biết công ty của cô có nguyên tắc riêng hoặc yêu cầu họ chuyển sang công ty khác. “Thường thì sau khi nghe như vậy, họ thường chấp nhận cách làm của chúng tôi”, Diaz cho biết.

10.  Kiểu khách hàng cuồng nhiệt

Một số nhóm khách hàng là những người cuồng nhiệt và ủng hộ nhiệt liệt sản phẩm dịch vụ của  công ty. Đây là nguồn động lực giúp tăng doanh số bán hàng cho công ty. Patty Briguglio, giám đốc công ty quan hệ công chúng MMI Public Relations tại Raleigh, Bắc Carolina (Mỹ) cho biết “những khách hàng như vậy giúp giảm chi phí quảng cáo, marketing”.  Để giữ chân và làm hài lòng đối tượng khách hàng này, công ty của Briguglio thường đưa ra những hình thức khuyến mại như voucher tại một cửa hàng hay một tour du lịch. Một khi họ hài lòng, họ sẽ giúp bạn lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng khác nữa.


Theo Ngọc Trang
Dân trí/CNBC 

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Những ý tưởng "trò chơi hóa" để giúp bán hàng hiệu quả

Những ý tưởng "trò chơi hóa" để giúp bán hàng hiệu quả

Bạn đừng nghĩ giảm giá là có lợi cho khách hàng vì nếu giá thấp mà bạn không có lợi bạn sẽ không giữ cho chất lượng ổn định, hơn nữa có thể bị phá sản. Có rất nhiều cách để bạn không giảm giá bán mà vẫn đông khách hàng. Đó là những ý tưởng như tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, tạo quan hệ khách hàng thân thiết, hay làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên thú vị như tham gia trò chơi.

Có rất nhiều ý tưởng trò chơi hóa (gamification) khác nhau, nhưng khá rời rạc, các bạn cũng có thể đóng góp thêm và kết nối các ý tưởng, điều chỉnh thêm đôi chút để nó hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn...

Mình xin bắt đầu trước bằng cách giới thiệu một số ý tưởng trò chơi hóa đơn giản, rất mong nhận được những góp ý để có nhiều ý tưởng hay hơn.

1. Ý tưởng món quà bất ngờ

Món quà bất ngờ là bạn có thể sẽ tặng cho trong số những khách hàng đáng mến của mình một món quà thật bất ngờ (có tính ngẫu nhiên) và khuyến khích khách hàng đó chia sẻ cảm giác đó cho thật nhiều người biết.

Ưu điểm của ý tưởng này là bạn không mất nhiều chi phí, và nếu gặp khách hàng tốt sẵn sàng chia sẻ cảm xúc đó một cách nhiệt tình thì không chỉ tạo được sự trung thành cho khách hàng ấy mà còn làm cho nhiều người hơn biết đến bạn.

2. Tổ chức các cuộc thi có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn

Ý tưởng này được rất nhiều công ty thường xuyên áp dụng. Ví dụ hãng giày Nike thường xuyên tổ chức các cuộc thi đi bộ, hãng thời trang tổ chức các cuộc thi thời trang hoặc người mẫu, hoa hậu, hãng nước mắm tổ chức cuộc thi nấu ăn, các bạn kinh doanh thực phẩm cũng có thể thi ảnh trình bày mâm cơm,...

3. Giải thưởng ngẫu nhiên cho khách hàng đánh giá

Khách hàng chủ động trở lại đánh giá cho bạn không những giúp cho bạn trở nên có uy tín hơn với người mua mới mà sau khi họ đánh giá cho bạn, bạn đánh giá cho họ cũng làm họ trở nên uy tín. Nếu bạn thỉnh thoảng tổ chức trao giải cho người có đánh giá phản hồi nhanh (hoặc có thể ngẫu nhiên) cho những người đánh giá lại cho bạn sau khi mua hàng.

Để hạn chế gian lận bạn nên quy định rõ ràng là những nick có thời gian đủ lâu hoặc có chứng minh được giao dịch thật mới có cơ hội nhận giải thưởng.

Có lẽ sắp tới BQT cũng tổ chức những cuộc thi đánh giá như vậy cho những người có nhiều đánh giá tốt.

4. Giải thưởng cho khách hàng tốt nhất

Bạn có thể trao giải cho khách hàng có góp ý hay hoặc các cuộc thi tạo công thức (nếu bạn chế biến món ăn) hay thiết kế mẫu (nếu bạn làm may mặc), hoặc khách hàng có tặng tiền tips cho nhân viên giao hàng của bạn (đây là một cách giúp tăng động lực và sự nhiệt tình cho nhân viên của bạn).

5. Đi tìm ẩn số

Đây là trò chơi mà bạn có thể cài trong một số bài viết của mình thuộc các topic bán hàng những mã số, hoặc các bài toán nhất định. Ai tìm được và giải được trong thời gian sớm nhất thì sẽ nhận được giải thưởng. Giải thưởng có thể là sản phẩm, hoặc một mức chiết khấu cao lên đến 90% chẳng hạn.

Với cách này, bạn có thể giúp những người thích khám phá, những người hay đọc truyện về Sherlock Homes say mê tìm tòi về các sản phẩm của bạn.

Bạn cũng có thể kết hợp với một số người bán hàng khác để tăng giá trị giải thưởng và độ hấp dẫn của trò chơi.

6. Phiên bản giới hạn

Phiên bản giới hạn là sản phẩm đặc biệt chỉ có giới hạn trong một thời điểm nào đó và số lượng có hạn và thường là rất ít. Trên thế giới trò này được người ta áp dụng rất nhiều như Motorola ra phiên bản nạm vàng cho chiếc điện thoại siêu mỏng, hay BMW ra phiên bản giới hạn 500 chiếc M3.

Nếu bạn bán thời trang, bạn có thể ra phiên bản giới hạn như váy lụa tơ tằm. Hoặc nếu bạn bán thực phẩm gà xông khói bạn có thể ra phiên bản giới hạn gà chọi xông khói...

7. Số lượng giới hạn

Đây là một cách kích thích người mua quyết định nhanh chóng. Hãng Apple làm điều này với những người mua iPhone và quy định mỗi người chỉ được mua 2 chiếc, thế nhưng hãng lại bán được rất nhiều.

Mua nhóm cũng là một trong những kiểu của hình thức này.

8. Thời gian giới hạn

Cái này bạn có thể kết hợp với phiên bản giới hạn, số lượng giới hạn và chỉ bán trong mọtmkhoangr thời gian giới hạn nhất định nào đó

Mua nhóm cũng áp dụng hình thức này.

9. Đoán thành phần

Trò này phù hợp với người kinh doanh thực phẩm. Bạn có thể mở cuộc thi ăn sản phẩm đoán thành phần (một thành phần đặc biết tạo nên khác biệt của sản phẩm) ai đoán đúng sẽ có giải thưởng lớn. Điều này cũng khuyến khích người mua mua sản phẩm của bạn. Tuy nhiên trò chơi này độ khó khá cao nên giải thưởng cần tương đối lớn mới kích thích sự gia.

Có thể kết hợp với Giới hạn thời gian hoặc các loại hình khác để mọi người hào hứng bình luận và bàn tán.

10. Sáng kiến ứng dụng

Trò này là mở cuộc thi để khách hàng tham gia thi việc sáng tạo ứng dụng sản phẩm của bạn như thế nào. Đây là cách mà hãng đồ chơi Lego hay tổ chức để khuyến khích khách hàng của họ tạo thêm những cách thức sử dụng mới sản phẩm của họ để kích thích khách hàng mới mua hàng.

Nếu cung cấp dụng cụ và nguyên liệu làm bánh có thể áp dụng cách này để thu hút nhiều người làm bánh hơn. Còn nếu bạn bán đồ ăn bạn có thể tổ chức cuộc thi "mâm cơm đẹp" để khuyến khích khách hàng trình bày món ăn do họ dùng của bạn. Nếu bạn bán đồ chơi, bạn cũng có thể áp dụng cách thi này.

11. Thẻ tích điểm nâng bậc

Thẻ tích điểm là cách làm mà các hãng hàng không, các siêu thị,... Nhằm giữ chân khách quen. Cách làm này hơi khó cho các mẹ kinh doanh nhỏ, nhưng nếu quản lý được hệ thống công nghệ tốt thì sẽ tính được điểm cho người mua.

Không chỉ thẻ tích điểm hãng KFC còn phân ra các mức thẻ khác nhau.

Thẻ tích điểm chỉ có giá trị trong vòng 1 năm, hết năm lại dùng thẻ mới.

12. Khách hàng tự định giá

Ý tưởng này rất quen thuộc với mọi người khi bán các sản phẩm độc đáo hoặc hiếm. Đó chính là hình thức đấu giá.

13. Thách thức khách hàng

Hãng Nike nổi tiếng với các sản phẩm cho người chơi thể thao, đặc biệt sản phẩm giầy của Nike rất thông dụng và có lẽ là số 1 thế giới. Thế nhưng hãng vẫn tìm cách để khách hàng mua nhiều giầy hơn bằng cách kích thích khách hàng của mình chạy nhiều cho nhanh phải thay giầy, giúp họ thi đua với nhau bằng cách tham gia tài trợ cho các cuộc thi chạy.

Hãng còn kết hợp với hãng Apple để làm ra phần mềm cài trên iPhone, iPod để cho khách hàng có thể thường xuyên luyện tập và theo dõi thành tích của mình. Phần mềm này sử dụng tính năng định vị của điện thoại cho biết bạn chay nhanh chậm ra sao, đốt cháy bao nhiêu calori, thành tích so với các ngày khác thế nào, đặc biệt còn có giọng nói động viên của các vận động viên hàng đầu, bạn còn có thể đặt những bàn nhạc giúp kích thích tinh thần thể thao khi chạy...

Gần đây hãng còn sản xuất cả chiếc vòng đeo tay để đếm bước chân mỗi ngày và cho biết mức độ hoạt động trong ngày và khuyến cáo bạn nên tập thể dục nhiều hơn để giữ sức khỏe nếu mức độ hoạt động của bạn ít.


Áp dụng game vào... chiến lược marketing

Những ý tưởng "trò chơi hóa" để giúp bán hàng hiệu quả

Kiếm huy hiệu và "nâng cấp" thường là những thuật ngữ dành riêng cho giới chơi game. Nhưng giờ đây, nó đã chính thức trở thành trào lưu "hot" nhất trong hoạt động marketing truyền thông xã hội.

Cuốn khách hàng vào cuộc "săn lùng huy hiệu"

Mục đích của làn sóng marketing này là khiến "khách hàng" cảm thấy mình đang tham gia một trò chơi.

Gravity, một diễn đàn thảo luận, sẽ ngay lập tức thông báo cho người dùng mới rằng họ vừa kiếm được một huy hiệu "thành viên mới" ảo, còn khi họ đăng ảnh hồ sơ lên trang này, họ sẽ nhận được huy hiệu "ăn ảnh".

Một trang web mua bán có tên HomeRun cũng cho phép người dùng thường xuyên tích lũy điểm bằng cách chủ động tham gia và xếp loại các giao dịch cũng như giới thiệu trang web cho bạn bè. Sau khi tích đủ số điểm, họ được quyền tham gia các giao dịch "đặc quyền riêng" như nếm r*** và nhận vé xem đấu bóng từ thiện.

Thứ Năm vừa rồi, tờ The Huffington Post cũng giới thiệu một bộ "huy hiệu" đồ họa dành cho các thành viên tham gia thảo luận và điều hành diễn đàn.

"Ngay từ ban đầu thành lập, chúng tôi đã mong muốn huy động sự tham gia đông đảo của độc giả." Eric Hippeau, CEO của Huffington Post, nói. "Huy hiệu chính là sự phản ánh của công chúng đối với những gì chúng tôi đã và đang làm - cho phép độc giả trở thành những người điều hành cộng đồng mạng. Bây giờ, chúng tôi trao huy hiệu cho họ để khẳng định điều đó". Ngoài ra còn có huy hiệu dành cho những độc giả thường xuyên viết bình luận, và nhất là những độc giả thường xuyên giới thiệu Huffington Post cho người khác.

Huy hiệu ảo - khách hàng thật

Không dễ để nắm được chính xác "nguyên lý" của trò chơi thông qua hệ thống tích lũy điểm và huy hiệu này. Đành rằng biến mọi thứ trở thành một cuộc thi có thể sẽ thu hút được nhiều sự chú ý ban đầu, nhưng nó cũng dễ khiến mọi người bực mình. Chẳng hạn, một độc giả bỏ bao công sức nghiên cứu để viết ra những lời bình luận sâu sắc cho một bài báo chỉ để nhận về một tấm huy hiệu ghi nhận công lao đó ắt sẽ cảm thấy điều này thật "vớ vẩn".

Song hãy khoan kết luận. Nguyên lý của trò chơi này thực ra không hẳn là sự "game hóa" marketing. Nó chính là cánh cửa, là giai đoạn đầu của các chương trình tạo dựng lòng trung thành của khách hàng (khi ngay bản thân họ cũng không ý thức rõ được điều đó) trong thời đại bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook và Twitter.

Đôi khi cả yếu tố tài chính cũng được đưa vào "trò chơi". Jared Kopf, CEO của HomeRun cho biết họ đang chạy thử một số mô hình game - từ mô hình khám phá huy hiệu "đãi ngộ đặc biệt", đến mô hình "cơn lốc hàng hóa", trong đó giá một mặt hàng sẽ giảm đi khi có thêm nhiều người tìm mua. "Trò chơi" này giúp khuấy động không khí mua hàng.

Jared Kopf nói: "Chúng tôi muốn tìm ra một mô hình tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, và hứng khởi ở khách hàng. Mô hình này tuy chưa hoàn hảo, nhưng có thể giúp chúng tôi khám phá những yếu tố nào tạo hứng khởi cho khách hàng".

Một công ty nhỏ có tên Foursquare đang thổi bùng "mốt" marketing này. Và có lẽ họ sẽ thuyết phục được cộng đồng sử dụng Internet rằng việc chia sẻ địa chỉ web thường xuyên lui tới với bạn bè sẽ mang lại nhiều điều thú vị.

Cách làm của Foursquare là thông qua một hệ thống tích lũy điểm và huy hiệu, cho phép người dùng có thể đua tranh với bạn bè, cố gắng trở thành "thị trưởng" ở một mục nào đó nếu họ là người truy cập vào đó nhiều nhất, đồng thời họ cũng có thể kiếm được nhiều huy hiệu ảo nữa. Ví dụ, trong ba tiếng đồng hồ liên tục nếu có ít nhất 50 người dùng (để lại danh tính) truy cập vào một mục nào đó ở trang web của Foursquare, thì những người này sẽ được trao huy hiệu "Bộ lạc"; hoặc người nào chịu khó click chuột vào 10 địa điểm bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật trên trang web sẽ kiếm được huy hiệu "Warhol".

Giới marketing đang hào hứng hưởng ứng trào lưu "mốt" này của Foursquare. Trong đó bao gồm công ty xếp hạng nhà hàng Zagat, mạng lưới truyền hình Bravo, Kênh History, hệ thống café Starbucks, và nhà sản xuất phần mềm Adobe cũng đang hợp tác với Foursquare để "thưởng" khách hàng bằng các huy hiệu. Ngay cả "đại gia" Wall Street Journal, trong cuộc cạnh tranh với New York Times, cũng không để mình lạc hậu với thời thế.

Nhìn chung, huy hiệu không mang ý thực tế, nhưng Foursquare đang cố gắng xây dựng một mô hình kinh doanh dựa trên việc kết hợp những phần thưởng "thực tế" với những huy hiệu ở thế giới ảo.

Hiện nay một số doanh nghiệp của Mỹ đã tạo nhiều cơ hội đặc biệt dành riêng cho các "thị trưởng" của Foursquare. Ví dụ mới đây, PepsiCo công bố một chương trình khách hàng trung thành tập trung vào đối tượng người dùng thường xuyên đăng nhập Foursquare - đây là dấu hiệu cho thấy Foursquare đang rất nghiêm túc với "trò chơi" này.

Chế độ đãi ngộ khách hàng là quy trình mà chỉ khách hàng được hưởng đãi ngộ mới biết (trừ khi họ muốn khoe điều đó với người khác). Thông thường, bạn sẽ không biết cửa hàng thuốc mà mình hay lui tới làm thế nào để biết được bạn có thường xuyên tới mua hàng tại đó hay không, nhưng bạn có thể chắc chắn rằng họ sẽ đều đặn mang lại cho bạn các cơ hội mua hàng giảm giá.

Suy cho cùng, "trò chơi" này chỉ có ý nghĩa khi người sử dụng thật sự cảm thấy việc tranh đua với người khác hay việc "khoe" cho mọi người thấy mình là người sử dụng trung thành của trang mạng nào là cần thiết.

Eric Hippeau, CEO của Huffington, chia sẻ: "Bản thân bạn phải là một mạng lưới xã hội. Bạn không thể tạo ra thứ gì mà không nhờ vào cái mạng xã hội này. Trang web của chúng tôi không phải là trang web trò chơi. Chúng tôi sẽ không trao phần thưởng cho độc giả vì những điều vô nghĩa với họ."

Và rõ ràng là việc hiển thị huy hiệu của người sử dụng trang web của Huffington Post là một việc làm có ý nghĩa, bởi nó sẽ cho người khác biết rằng độc giả này có vị trí như thế nào trong cộng đồng mạng đó.

Nguồn:  Tuần Việt Nam 

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Gamification - "Mốt" mới

Những ý tưởng "trò chơi hóa" để giúp bán hàng hiệu quả

Ước tính, thị trường Gamification sẽ đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD trong năm 2011 nhưng đến năm 2015, thị trường này sẽ cán mốc 1,6 tỷ USD.

Siemens, tập đoàn công nghệ Đức đang rất kỳ vọng vào Pete, chàng trai trẻ với chiếc mũ bảo hộ cứng màu vàng có gắn tên ngay phía trước. Anh tỏ ra là một người vui tính với nụ cười thường trực và luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ các nhân viên khác trong hãng.

Có điều, anh không phải là một nhân viên của Siemen mà chỉ là một nhân vật hoạt hình trong game online Plantville – sản phẩm được thiết kế nhằm kích thích khách hàng khám phá những cách thức vận hành nhà máy, cách sử dụng các sản phẩm của Siemen hay thậm chí là thể hiện mong muốn của mình bằng cách tự thiết kế những sản phẩm mới mang thương hiệu Siemen. Không chỉ là nơi để giao tiếp với khách hàng, Plantville còn là nơi các lãnh đạo của Siemen khuyến khích nhân viên của mình tham gia để hiểu rõ hơn về các sản phẩm mà họ đang góp phần tạo ra. “Đôi khi các nhân viên quá chú tâm vào công đoạn của mình mà thiếu đi một cái nhìn tổng thể về sản phẩm”, Tom Varney, Giám đốc phụ trách marketing truyền thông của Siemens Industry nói.

Siemen là một trong hàng loạt doanh nghiệp lớn trong đó có cả chuỗi khách sạn hạng sang Hilton, hãng phần mềm SAP, hãng xe hơi Nissan… đang sử dụng game như một công cụ mới mẻ và vô cùng hữu hiệu trong việc tương tác với khách hàng và nhân viên của mình.

Giới chuyên gia gọi đây là xu hướng “Gamification”. Theo Wanda Meloni, nhà sáng lập hãng M2 Research chuyên nghiên cứu và tư vấn trong ngành công nghiệp game, thị trường game cho doanh nghiệp ước tính sẽ đạt doanh thu khoảng 100 triệu USD trong năm 2011 và sẽ “vọt” lên mức 1,6 tỷ USD vào năm 2015.

Trên thế giới, một số doanh nghiệp như Cold Stone Creamery hay hãng chuyển phát United Parcel Service (UPS) đã từng có nhiều năm ứng dụng game vào nhiều công đoạn kinh doanh của mình như đào tạo nhân viên mới, marketing, thiết kế sản phẩm… đồng thời còn là công cụ hỗ trợ cho những thiếu sót tạm thời của các chương trình quảng cáo, marketing truyền thống. Mới đây, hãng xe hơi Nhật Bản Nissan Motor cũng đã sử dụng Gamification vào thế hệ chạy điện Nissan Leaf mới ra mắt của mình để giúp khách hàng làm quen với cách thức điều khiển xe sao cho tiết kiệm năng lượng nhất. Phần thưởng dành cho những khách hàng xuất sắc nhất là những tấm huy chương vàng, bạc, đồng và bạch kim. Tương tự, hãng bán lẻ Target cũng sử dụng một game dành cho các nhân viên bán hàng và thanh toán. Game này sẽ tính điểm dựa vào tốc độ thực hiện giao dịch và phục vụ khách hàng thành công nhằm giúp họ nhanh chóng làm quen và nâng cao tay nghề.

Tuy nhiên, một vấn đề mà các lãnh đạo cũng cần phải cẩn trọng khi áp dụng Gamification vào hoạt động của mình đó là đề phòng trường hợp các nhân viên… say game hơn làm việc. Thêm vào đó, việc thiết kế được một game phù hợp với doanh nghiệp của mình là điều cũng không hề đơn giản. “Nếu một game được xây dựng không đúng cách, mọi người sẽ chỉ tập trung vào những yếu tố không quan trọng và bỏ quên những mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới”, Aaron Dignan, tác giả của một cuốn sách nghiên cứu về ứng dụng game trong doanh nghiệp vừa được xuất bản hồi tháng 3 vừa qua nói.

Để có được Plantville, Siemen đã phải mất khoảng một năm và hợp tác với các hãng như Eugene – hãng chuyên thiết kế game thuộc Pipeworks Software, hãng quảng cáo và thiết kế Shaw Co. và hãng marketing Fusion Performance. Tại Hilton, người ta ước tính nguồn doanh thu phụ trội mà game mang về trong năm nay có thể lên tới 1 triệu USD. Với hãng phần mềm SAP, người ta lại thiết kế một game dành riêng cho các… lãnh đạo nhằm giúp họ “gắn bó” hơn với việc xử lý dữ liệu đồng thời thông qua game để tính toán sao cho các sản phẩm của mình dễ sử dụng hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng.

Các lãnh đạo của Siemen tiết lộ, họ dùng game không chỉ để đào tạo các nhân viên hiện tại mà còn coi đó là “kênh tuyển dụng” những ứng viên tài năng trong tương lai. “Thông qua Plantville, chúng tôi mong muốn thu hút sự chú ý của các sinh viên và hy vọng sẽ xuất hiện những giám đốc nhà máy tài năng xuất hiện từ đây”, Tom Varney nói.

Lương Hương - ICTNews 

Trở ngại đôi khi là cơ hội

Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.

Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.

Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: "Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây". Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

Nguồn: 5 bài học quan trọng của cuộc đời

Google đang buộc ngành PR phải đổi mới

Google đang buộc ngành PR phải đổi mới

Tác giả Tom Foremski của Zdnet vừa có một bài báo về cách Google thay đổi ngành PR hiện nay bằng chính sức ép từ công cụ tìm kiếm của mình.

Tôi đã cảnh báo từ lâu rằng các công ty PR sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sụp đổ như những gì tương tự đã phá hủy lĩnh vực truyền thông trong thập kỷ vừa qua. Như với các công ty truyền thông, sự hỗn loạn lúc này đang đưa họ đến bờ địa ngục.

Nhưng bạn bè của tôi trong ngành PR đã không bị thuyết phục hoàn toàn vì vẫn chưa có thách thức nào thật rõ ràng đe dọa đến công việc kinh doanh của họ. Trong khi đó họ nhận thấy rằng sự áp đảo của các công nghệ internet đang dần làm giảm lợi nhuận của ngành truyền trông, thì cuộc cách mạng truyền thông mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho họ.

Họ quá bận rộn đến nỗi không nhận thấy cuộc chiến của Google với SEO, hoặc họ đang có những con đường riêng của mình.


Nội dung mới là thứ mà Google quan tâm.

Bây giờ, họ phải đối phó với sức mạnh của Google. Và Google thì ghét bất kỳ doanh nghiệp quảng cáo nào khác bởi vì Google muốn nuốt trọn số tiền từ lĩnh vực này.

PR là một hình thức của SEO, cho dù ngành công nghiệp PR hiểu được điều này hay không thì cũng không quan trọng bởi vì Google chắc chắn hiểu.

Trong những ngày xa xưa ...

Đây chưa bao giờ là một vấn đề thực sự khi Google chỉ nhìn vào các liên kết, và có những người dùng chúng mà cũng có những người không dùng. Đó là cách Google đánh giá tầm quan trọng của một trang web, nó được mô tả trong bằng sáng chế PageRank của Larry Page. Với các thuật toán Panda cập nhật tập trung vào "chất lượng".

Google coi "chất lượng" là đại diện cho sự trong sạch. Các liên kết trả tiền và các phương thức SEO làm lộn xộn các chỉ số đánh giá sự trong sạch này, hũ tiền của Google.

Bây giờ, với các bản cập nhật thuật toán Penguin, nó có thể xem xét được hơn 200 tín hiệu, rất nhiều trong số đó thuộc nền tảng truyền thông xã hội. Có nhiều cách để làm giảm chất lượng những chỉ số của Google.

Chất lượng tín hiệu tự nhiên ...

Trên hết, Google muốn tín hiệu chất lượng cao được phát đi một cách tự nhiên bởi tính chất lan truyền trên Internet.

Google hiểu hành vi tự nhiên này của Internet rất rõ vì đó là cách mà họ đã phát triển thành công cỗ máy tìm kiếm tốt nhất. Họ không hề có bất kì chiến dịch marketing nào vì họ đã có công cụ này.

Bất cứ khi nào tôi có dịp gặp gỡ với những người sáng lập và người điều hành Google, họ cũng rất tự hào rằng họ không cần marketing. Họ thậm chí không có một giám đốc bán hàng, và họ không phải trả lương cho bất cứ ai để quảng cáo rằng Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất. Thậm chí đến tận ngày nay, Google vẫn không có giám đốc bán hàng trong hàng ngũ quản lý cấp cao của họ.

Google hiểu rằng Internet có thể hoạt động như một chế độ kiểm soát chất lượng, rằng những gì tinh túy sẽ luôn luôn nổi lên trên - trừ khi người ta làm bẩn “nước” với việc trả tiền cho các hoạt động quảng bá.

Google cố gắng tìm kiếm những tín hiệu chất lượng tự nhiên đại diện cho sự lan truyền đúng nghĩa, một sự thật chỉ ra tầm quan trọng tự nhiên của một doanh nghiệp, một sản phẩm, một người, hay một ý tưởng - tách biệt với bất kỳ tín hiệu quảng cáo nào về chất lượng.

Hãy để cho công cụ tìm kiếm tự mình tối ưu hóa ...

Tôi đã luôn luôn khuyên mọi người : "Đừng quan tâm đến những liên kết và SEO thay vì những điều cơ bản. Tập trung làm hài lòng khách hàng của bạn, cho phép các công cụ tìm kiếm tự tối ưu hóa. Nếu bạn cố gắng mua các liên kết, hoặc tương tự, sớm hay muộn Google cũng sẽ thấy điều đó và chính những thứ đó sẽ hại bạn“.

Cuối cùng sự trừng phạt đã đến, và các doanh nghiệp đang phải vật lộn vì có hàng triệu liên kết của họ đã bị xóa, đây cũng là những cảnh báo hợp pháp tới một số trang web khác. Và họ phải rất cố gắng để lấy lại vị trí của họ bị đã mất trong chỉ mục của Google.

Tối ưu hóa vì khách hàng của bạn và để cho các công cụ tìm kiếm tự tối ưu hóa. Đó là tất cả những gì Google muốn, để có tín hiệu sạch, để họ có thể tinh chỉnh các thuật toán tìm kiếm của mình sao cho tìm ra kết quả tốt nhất cho mỗi lần tìm kiếm.

Đây là lý do tại sao Google ghét trả tiền cho bất kì hình thức quảng bá nào. Đó là lăng xê nhân tạo để nổi tiếng và điều đó cố tình làm "đục" chỉ số của họ - "cốt lõi thiêng liêng của Google". Khi bị phát hiện ra, các biện pháp trừng phạt sẽ đến rất nhanh và cũng rất nặng nề – việc mất đi vị thế trên Google đã làm hại nhiều doanh nghiệp.

Quan trọng hơn cả các thông cáo báo chí ...

Một số bình luận về bài viết của tôi đã nói rằng các PR Agency phải làm nhiều hơn việc chỉ tạo ra và tìm cách lan truyền các thông cáo. Đó là sự thật. Nhưng bây giờ Google đang tìm kiếm các tín hiệu ở nhiều nơi, bất kỳ hình thức quảng cáo trả tiền, các bài cảm nhận trá hình, các tít báo mạng PR, trả tiền kết bạn trên Facebook, trả tiền theo dõi trên Twitter, vv, tất cả đều có khả năng làm "đục" độ tinh khiết của các chỉ số, và Google ghét điều này. Đó là những hành vi lừa đảo.

Trong thế giới của Google, không cần những trò bịp bợm để lừa chỉ số của họ với PR và những tín hiệu sai sự thật. Nếu bạn thực sự có một sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tốt hơn, Google sẽ đảm bảo rằng cả thế giới sẽ gõ cửa nhà bạn.

Làm thế nào để các PR Agency phù hợp với thế giới? Làm thế nào để họ làm mới bản thân mình?

Theo ZDNet
Viễn vọng