Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Kỹ năng viết bài: Luận bàn về kỹ năng giật tít

Chắc hẳn các bạn cũng đã nghe ở đâu đó 2 từ “Giật Tít“, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng, hiểu đủ về nó. Trong bài viết này, xin mời mọi người cùng luận bàn về chủ đề này cũng như những vấn đề liên quan. Trước hết hãy bắt đầu từ khái niệm “Giật Tít”.

1. Khái niệm
2. Giật Tít tồn tại ở đâu?
3. Giật Tít có tác dụng gì?
4. Tác hại của Giật Tít
5. Các dạng thức Giật Tít
6. Cách Giật Tít dành cho giới Blogger, người viết không chuyên
7. Hãy Sáng Tạo!
Giật Tít là một khái niệm mới, một từ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây! Nguồn gốc xuất phát từ tiếng Anh: Title (tiêu đề) -> người Việt ta phát âm và đọc là Tít.
Giật Tít tức là làm cho tiêu đề của một bài viết, bài báo, câu chuyện… trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích sự tò mò của người đọc.
VD:
“Trò gian xảo chưa từng có trên sân cỏ”
“Cái chết của cụ rùa!”
A, đây rồi!

Giật Tít thường được sử cho báo chí, tin tức, blog, mạng xã hội… vừa online và offline.

- Giật Tít có tác dụng kích thích tính tò mò của người đọc, khiến người đọc phải đọc bài viết hoặc phải click vào một đường link nào đó.
- Giật Tít tốt có thể mang lại lượng độc giả, lượng traffic lớn cho trang web (blog) hoặc trang báo.

- Giật Tít quá lố sẽ gây phản cảm, mất lòng tin đối với độc giả.
- Giật Tít chỉ mang tính “Chộp dựt”, “Ăn sổi” chứ không có tác dụng lâu dài trong trường hợp người dùng muốn tìm kiếm lại thông tin cũ bởi vì tiêu đề thường khó nhớ, không ăn nhập mấy với nội dung.
- Đối với tin online thì rất khó tìm kiếm với các từ khóa thông thường.

Tôi tạm thời phân loại các dạng thức Giật Tít theo danh mục sau:
a./ Giật Tít thực tế, bám sát nội dung: Đây là một dạng giật tít mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhất; người giật tít vừa phải đưa được thông điệp chính vào tiêu đề, vừa phải chọn từ ngữ mang tính biểu đạt cao để hấp dẫn người đọc.
VD: Giá điện ‘đổ ập’ trên đầu khách trọ
b./ Giật Tít cường điệu: Là một dạng Giất Tít sử dụng nghệ thuật Cường Điệu để diễn tả một sự việc bình thường trở nên hoành tráng, gây sốc!
VD: Lập “bệnh viện” cho cụ rùa dưới chân tháp
c./ Giật Tít siêu tưởng, phi thực tế, lạc đề : Người đưa tin có thể dùng nghệ thuật Ẩn Dụ để nói về sự việc, đôi khi nội dung tiêu đề đưa ra không liên quan gì đến nội dung thực của bài viết.
VD: A, đây rồi!

Thông thường các bài báo cho dù không Giật Tít nhưng vẫn có nhiều độc giả quan tâm bởi vì họ đã có uy tín và thương hiệu vững chắc. Còn đối với giới Blogger hoặc những người viết lách không chuyên thì đôi khi cũng cần phải có kỹ năng giật tít để thu hút sự chú ý của người đọc.
a./ Giật Tít thế nào?
Lời khuyên của tôi là chúng ta nên chọn giải pháp Giật Tít thực tế, bám sát nội dung (nhưng phải hết sức hạn chế) bởi vì một blog muốn tồn tại thì phải sống dựa vào các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo. Blog của bạn chưa có tên tuổi, uy tín,… nếu cứ mải lo giật tít để thu hút độc giả thì rất dễ bị rơi vào “Black List” – độc giả bây giờ rất thông minh, họ luôn đánh giá cao chất lượng nội dung! Còn nếu muốn Giật Tít gây sốc mà không gây ảnh hưởng nhiều tới blog thì hãy đọc thêm mục “c./ Giật Tít ở đâu là hợp lý?” tiếp theo dưới đây…
b./ Kỹ thuật Giật Tít
- Sử dụng phương pháp đặt câu hỏi
VD:  Tin được không? 3 triệu thành viên trong vòng 9 tháng!
- Sử dụng những con số
VD: Cô giáo tuổi 16 thu nhập 12 triệu đồng/tháng
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, liên tưởng , cường điệu…
VD: Cáo mượn oai hùm
- Sử dụng nghệ thuật so sánh
VD: Lên mạng càng nhiều càng…ngu!!!
- Sử dụng các từ ngữ, ký tự biểu cảm!
VD: Thời khắc New Zealand bị xé tan tành
c./ Giật Tít ở đâu là hợp lý?
Rất may cho giới Blogger là bạn có khá nhiều kênh để Giật Tít mà không làm ảnh hưởng tới Blog của mìnhVD: Bạn có thể đăng bài viết (hoặc link) lên các trang mạng xã hội, forum, các trang chia sẻ link như: Facebook, ddth.com, Linkhay.com, Tagvn.com…
Sau mỗi bài viết chúng ta nên chuẩn bị một kế hoạch Giật Tít trên các trang này vào thời điểm hợp lý!
VD: Mới đây tôi có giật tít nhè nhẹ trên Linkhay.com một bài với tiêu đề: “Tin được không? 3 triệu thành viên trong vòng 9 tháng!”
Rất may mắn là thông tin này đã được lên Hot và kết quả là đã có khoảng 4000 visit tới blog của GPS thông qua Linkhay chỉ trong 1 ngày!
Nếu đưa ra mổ xẻ thì chúng ta sẽ thấy rằng: Tiêu đề này sử dụng cách đặt câu hỏi mở và sử dụng những con số gây sốc công thêm yếu tố đúng thời điểm (được tung ra sớm đầu tiên).
d./ Các yếu tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả của Giật Tít
Các bạn đừng kỳ vọng là “Giật bài nào lên bài đó nhé”! Thông tin có được lên hot hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Thời điểm: Càng mới càng dễ được lên hot
- Tính thời sự: Vấn đề nhiều người quan tâm
- Đúng kênh, đúng đối tượng: Nếu là tin xã hội mà đưa vào mục công nghệ thì thua rồi!!
- Theo dõi phản hồi của độc giả: Chủ xị thì lúc nào cũng phải theo sát và cổ vũ cuộc chơi phải không nào! Hãy comment và reply nếu thấy cần thiết.

Và một điều cuối cùng mà tôi muốn nói với các bạn là hãy không ngừng sáng tạo! Một khi bạn ngừng sáng tạo thì đó cũng là lúc bạn kết thúc sự nghiệp viết lách rồi đó!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét