Làm giàu không khó

Chào mừng bạn đến với BLOG Kinh doanh online 24/7

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Mẹo tăng lượt xem trên Youtube


Bạn có biết, nhiều thành viên Youtube kiếm hàng ngàn USD/ tháng nhờ các thỏa thuận hợp tác nội dung cùng Google? Sáng tạo ra nội dung hút khách là điều quan trọng. Tuy nhiên, tiền được thanh toán chủ yếu dựa trên lượng view nên áp dụng các thủ thuật hay để câu kéo người xem cũng là giải pháp cần tính đến.
Channel (Kênh riêng) trên Youtube chính là nơi để những người khác ghé thăm và đánh giá nội dung mà bạn chia sẻ. Chính vì thế, người dùng nên chăm chút kĩ lưỡng về giao diện, hình nền... để tạo ấn tượng tốt cho mọi người.
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cung cấp một số gợi ý giúp cho kênh của bạn thú vị hơn trong mắt khách ghé thăm.
Tạo một hình nền hợp lí
Khi người khác ghé thăm kênh của bạn, hình nền là thứ được chú ý đầu tiên. Họa tiết dễ nhìn và màu sắc hợp lí chính là điểm cộng đầu tiên cho kênh của bạn. Ngược lại, nếu chẳng may chọn một bức ảnh màu sắc lòe loẹt, rối mắt, đảm bảo phần lớn những người ghé thăm sẽ không bao giờ trở lại lần thứ hai.
Bạn cũng cần nhớ rằng tấm ảnh chọn làm hình nền của kênh không được vượt quá 256 KB. Trong khoảng kích cỡ đó, 1500 pixels chiều rộng và 2000 pixels chiều dài là hợp lí nhất. Để thêm ảnh nền, người dùng cần đăng nhập Youtube bằng tài khoản của mình, click vào mục “My channel”. Sau đó ấn vào “themes and colors”, chọn “show advanced options” và bắt đầu tải lên tấm ảnh bạn muốn đặt làm nền.
Chọn bảng màu phù hợp
Bảng màu trong channel cũng là một chi tiết rất quan trọng, bởi lẽ nó chiếm phần lớn diện tích trong kênh của bạn. Tuy nhiên thật đáng buồn, những bảng màu có sẵn của Youtube được phối màu quá lòe loẹt và nhức mắt. Tốt hơn hết người dùng nên tự tạo một chủ đề riêng, sau đó chỉnh sửa những chi tiết như màu nền, màu văn bản tiêu đề, màu văn bản trong khung viền, màu của liên kết khung viền, độ trong suốt…
Để thay đổi màu sắc của bảng màu trong kênh, chọn “My channel”, click “themes and colors”. Sau đó bắt đầu chỉnh sửa các chi tiết theo ý bạn. Nếu các chủ đề không hiện ra sẵn, ấn “show advanced options” để có thêm sự lựa chọn.
Cài đặt “luôn hiện video đặc trưng”
Nếu không thiết lập, Youtube sẽ chọn mặc định video tải lên gần đây nhất làm đoạn phim nổi bật của bạn. Video đặc trưng chính là đoạn phim sẽ hiển thị lớn nhất trong kênh của người dùng. Đối với những ai thường xuyên tải video lên kênh, điều này có lẽ không quan trọng lắm. Nhưng nếu kênh của bạn chứa không nhiều video, đoạn phim mới nhất mà nhàm chán chắc chắn sẽ không giữ chân được những người ghé thăm.
Thật may vì điều này còn có thể thay đổi được. Thay vì để đoạn phim tải gần đây nhất làm video nổi bật, người dùng có thể chọn video mình cảm thấy thích nhất. Hãy vào “My channel”, nhấp chuột vào “video and playlists”, tìm đoạn phim bạn cảm thấy thích nhất và chọn làm video nổi bật.
Đảm bảo các hình thu nhỏ nhìn đẹp mắt nhất
Nhiều người thường không coi trọng điều này, bởi lẽ họ nghĩ những hình thu nhỏ (thumbnail) của video không quan trọng. Nhưng thật sự chính những hình ảnh đó lại là thứ tạo hứng thú nhất đối với người xem. Nếu để mặc định, chẳng may đoạn cắt cảnh rơi vào một hình ảnh kì cục nào đó, sẽ làm người xem mất hứng rất nhiều.
Hãy chú trọng cả những chi tiết nhỏ nhặt đó, bằng cách chọn “My videos” trong khung tên người dùng (góc trên cùng bên phải của Youtube). Trong những đoạn phim hiện ra trong danh sách, click vào “edit”, cuộn chuột xuống và chọn một trong ba hình hiện ra làm hình thu nhỏ của video.
Thêm thẻ tag
Đây là cách tuyệt vời giúp cho người khác có thể tìm thấy kênh của bạn nếu chẳng may quên mất sau lâu ngày không ghé qua. Hãy chọn những từ khóa giống với tên bạn, hoặc liên quan tới những video bạn từng up lên giúp cho người khác dễ tìm thấy bạn hơn. Để làm được điều này, vào “My channel”, sau đó chọn “settings” để bắt đầu tạo thẻ tag.
Chú ý hơn tới bình luận của người khác
Tham gia cuộc tranh luận với khách ghé thăm cũng là một cách khiến người khác cảm thấy thích thú hơn khi vào kênh của bạn. Hãy dành thời gian đọc qua và trả lời bình luận để người khác không có cảm giác giống như “bị bỏ rơi”. Đối với những lời nói khiếm nhã hoặc không liên quan tới chủ đề video, người dùng nên mạnh tay xóa bỏ hoặc báo cáo spam để không làm ảnh hưởng tới những người khác.
Việc xóa bình luận hoặc spam chứng tỏ bạn là người biết quan tâm tới kênh của mình và tôn trọng khách ghé thăm. Thực hiện điều này rất đơn giản: di chuột qua bình luận và chọn hành động thích hợp từ menu thả xuống.
Giữ cho “hoạt động gần đây” luôn được cập nhật
“Hoạt động gần đây” là một module mà Youtube cho phép bạn ẩn hoặc hiện một cách tùy ý. Tuy nhiên nếu muốn “câu” khách vào kênh của mình, người dùng nên thường xuyên có những hoạt động để mục này được cập nhật liên tục.
Các hoạt động đó sẽ hiện ra trên trang của bạn bè, chứng tỏ rằng bạn vẫn đang có những hoạt động mãnh liệt trên kênh của mình. Đó là một phương pháp tốt khiến người khác ghé thăm channel của bạn nhiều hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013

Nghệ thuật giao tiếp: Thăm hỏi người lớn như thế nào?

Đã bao giờ bạn muốn đi thăm một ai đó hoặc bị bố mẹ bắt thay mặt thăm hỏi ai đó nhưng lại cực kỳ bối rối vì không biết sẽ nói với họ chuyện gì, đi vào thời điểm nào và mua quà gì cho họ? Người lớn tuổi thường khó tính và hơi nghi thức, và sự cách biệt thế hệ làm cho bạn cảm thấy chẳng hứng thú gì khi thăm hỏi, tới nhà chơi… dù về phía họ lại rất mong muốn gặp bạn. Bạn sẽ nói chuyện gì với họ? Mua quà gì đây? Cư xử thế nào để làm hài lòng người lớn tuổi? Tham khảo một vài ý kiến sao để áp dụng xem sao nhé:

nghe thuat giao tiep voi nguoi lon tuoi Nghệ thuật giao tiếp: Thăm hỏi người lớn như thế nào?
1. Chọn thời điểm thích hợp để tới nhà
Không phải hễ cứ mong muốn là bạn có thể tới thăm nhà người quen lúc nào cũng được. Nếu cuộc thăm viếng chẳng có gì gấp gáp, hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm phù hợp. Nếu người lớn tuổi còn đang bận đi làm, hãy chọn vào dịp cuối tuần là lúc họ rảnh rỗi nhất (và bạn cũng không phải tới trường hay nơi làm việc). Nếu bạn chỉ có ý định ghé thăm một lát, hãy đến vào giờ giữa buồi như 3h chiều (đảm bảo là họ đã ngủ trưa xong), 10 giờ sáng (đảm bảo họ đã thức giấc). Đừng đến vào sát giờ ăn cơm hay đúng lúc nhà người khác đang dùng cơm: sẽ rất bất tiện và khó xử cho cả chủ và khách. Trừ khi bạn đã thân thiết với chủ nhà, còn nếu mối quan hệ đang ở mức quen biết, hãy lưu ý vấn đề này nhé.
Mặt khác, nếu người mà bạn tới thăm đã về hưu hoặc chỉ ở nhà nội trợ, và bạn cũng không vướng bận vào giờ hành chính nhiều, hãy tới thăm họ vào các ngày trong tuần. Cuối tuần, con cái tụ họp – họ sẽ tất bật cùng sự đoàn tụ. Ở ngày thường, họ thường chỉ ở nhà một mình vì vậy sự viếng thăm của bạn sẽ vô cùng có ý nghĩa với họ.
2. Mua quà gì tới?
Trừ khi bạn đến gia đình họ quá thường xuyên, tốt hơn là nên mua một món quà gì đó. Không hẳn là quá trang trọng hay đắt tiền: có thể chỉ là bó hoa nhỏ, hộp bánh, hộp chè xanh, một ít trái cây, đặc sản nào đó… Giá trị vật chất không lớn nhưng bạn sẽ làm họ vui lòng và khiến mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Những cấm kỵ: đừng mua quà quá đắt tiền so với tình hình tài chính của bạn: bạn sẽ khiến họ thấy không thoải mái hoặc nghi ngờ bạn đang dùng quà để nhờ họ giúp đỡ chuyện gì đó…
3. Thăm hỏi bao lâu?
Bạn đừng nghĩ thăm hỏi thì càng lâu càng tốt. Nhiều người sẽ bận bịu vào thời điểm bạn đến thăm, hoặc họ không được khỏe nên không thể tiếp chuyện lâu được. Hãy biết xem xét thái độ của họ. Nếu họ cứ nhấp nhổm nhìn đồng hồ hoặc báo trước với bạn là có bạn bè của họ đến chơi…, hãy khéo léo xin phép họ ra về sớm.
Thời gian thăm hỏi thông thường khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Nếu người lớn tuổi muốn bạn đến ăn cơm với gia đình họ, hãy mua ít hoa quả tới và tới trước giờ ăn khoảng 30 phút để giúp họ chuẩn bị bữa ăn.
4. Nói chuyện gì đây?
Nhiều bạn thắc mắc không biết sẽ nói chuyện gì với người lớn tuổi vì sự chênh lệch tuổi tác, khác biệt về sở thích, mối quan tâm… Vì vậy, chỉ ngồi uống nước một lát là bạn đã thấy “không có chuyện gì để nói”. Với người lớn tuổi, hãy nói chuyện về các chủ đề:
- Hỏi thăm sức khỏe
- Hỏi thăm các thành viên trong gia đình
- Hỏi thăm hoạt động gần đây của họ “có đi đâu chơi không, có ra công viên tập thể dục không, …)
- Kể chuyện tình hình học tập, làm việc, gia đình của bạn. Nếu người lớn tuổi quen biết với bố mẹ bạn, hãy kể cho họ nghe chuyện về bố mẹ. Thể hiện sự quan tâm của bố mẹ với cuộc sống hàng ngày của họ.
- Yêu cầu họ kể các câu chuyện về các thành viên trong gia đình họ, chuyện thời trẻ của họ… bạn đừng ngại vì nghĩ “đây là chuyện riêng tư”, những người lớn tuổi rất thích nói về tuổi trẻ của mình.
- Hỏi  ý kiến của họ về vấn đề gì đó mà bạn đang quan tâm, ví dụ “cháu nghe nói rất nhiều bạn trẻ đi phá thai lúc mới 17-18 tuổi. Thời của bác thì sao ạ?…”
Có rất nhiều chủ đề để nói, bạn chỉ cần nắm được điểm này: nếu người lớn tuổi hợp tính cách, quan điểm với bạn, hãy nói về các vấn đề chung của xã hội, sở thích chung của hai người. Nếu bạn còn chưa biết họ tính khí ra sao thì hãy hỏi thăm họ là chính. Tránh đưa ra thảo luận vấn đề vì đôi khi đó không phải là điều họ biết/quan tâm nên có thể cuộc nói chuyện sẽ gặp trục trặc.
Đừng e ngại khi phải đến thăm người lớn tuổi: nói chuyện với họ không nhàm chán như bạn tưởng đâu. Hãy tập cho mình sự lễ phép và biết cách quan tâm người khác nhé!