Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Triết lý sống mỗi ngày nên đọc (P1)


Sống và chết
Sống và chết có gì khác nhau? Khi chúng ta được sinh ra đời, người vui mừng không phải là bản thân chúng ta, mà là cha mẹ, người thân cuả chúng ta. Sau khi chúng ta chết, người khóc lóc cũng không phải là bản thân chúng ta, mà là con cái, người thân cuả chúng ta. Chúng ta không vui sướng vì ra đời, vì lúc đó không biết vui sướng; chúng ta không khóc lóc vì chết đi, vì sau khi chết sẽ không còn cảm giác. 
Chúng ta không cách gì phát biểu cho  cuộc sống, vì khi phát biểu ta đã đưyợc sinh ra rồi, bất luận được sinh ra trong một hoàn cảnh như thế nào, chúng ta đều không có tư cách quyết định; chúng ta cũng không có cách gì rơi lệ cho cái chết vì cho dù có chống trả thì sinh vật nào cũng phải chết.
Chúng ta mở đầu cuộc hành trình bằng tiếng khóc của bản thân, rồi lại kết thúc mạng sống trong tiếng khóc của người thân. Chúng ta rời khỏi cơ thể mẹ mà ra đời, rồi lại rời khỏi thế giới này mà chết đi. Chúng ta được đẩy lên sân khấu cuộc đời, rồi laị bị kéo xuóng. Chúng ta tựa hồ không hề có một quyền lực can thiệp nào vào hai vấn đề lớn nhất của cuộc đời, là sự sống và cái chết..
May mà trong vấn đề này,chúng ta vẫn có thể có một chút hành vi để khiến bản thân sinh ra bình thường,
nhưng có thể chết vĩ đại;
Ra đời trong cơn đau đẻ của một mình người mẹ,nhưng có thể từ bỏ thế gian này trong tiếng khóc đau thương của hàng triệu con người.

Những lời mẹ dạy con gái
Mẹ là người thầy đầu tiên và là người luôn sát cánh, nâng đỡ mọi khó khăn của cuộc sống. Những lời mẹ dạy về cuộc đời, tình yêu … cho con là những gì mẹ rút ra từ chính cuộc đời mẹ.
1.        Về cuộc sống
-          Con sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì, dù là nhỏ nhất, nếu lúc nào cũng chỉ ngồi im một chỗ.
-          Biết trân trọng và đánh giá cao mọi niềm vui, dù là nhỏ nhặt nhất, trong cuộc sống. Đừng lúc nào cũng than vãn và mơ mộng về những thứ mà mình không thể có. Hạnh phúc là biết ước muốn vừa đủ.
-          Những người khác có thể lấy đi của con nhiều thứ, ngoại trừ học vấn mà con đã dày công có được.
2.        Về tình yêu
-          Một người đàn ông đã yêu con thật lòng, anh ta sẽ tìm cách liên lạc lại với con cho dù con có hay không mong đợi điều đó.
-          Con chỉ có thể làm thay đổi người đàn ông con yêu nếu anh ta thật tình cũng muốn thay đổi.
-          Đừng bao giờ có tư tưởng kỳ vọng thái quá hoặc hoàn toàn ỷ lại vào sự chở che, giúp đỡ của bất kỳ người đàn ông nào, cho dù đó là chồng con. Người phụ nữ tài năng và hiện đại phải biết tự mình đi trên đôi chân của mình.
-          Không nên chung sống một cách vội vàng với bất kỳ người đàn ông nào, bởi có thể anh ta không xứng đáng với tình yêu của con.
-          Trong hai người đàn ông: một con có thể sống chung và một con không thể sống thiếu (anh ta), hãy chọn kết hôn với người đàn ông thứ hai.
3.        Về hôn nhân gia đình
-          Đừng quá cố chấp hoặc lúc nào cũng cằn nhằn những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống hôn nhân. Hãy biết tôn trọng và tin yêu lẫn nhau.
-          Để có hạnh phúc với một người đàn ông, con phải biết “kết hôn” với cả cha mẹ và những người thân trong gia đình anh ta.
-          Đừng bao giờ phục vụ, chiều chuộng chồng như một người đầy tớ chỉ biết lắng nghe; nếu không, con không những sẽ đánh mất lòng tự trọng và bãn lĩnh của một người vợ hiện đại mà con có nguy cơ đánh mất luôn cả hạnh phúc gia đình.
4.        Về vai trò làm mẹ
-          Hãy luôn là người bảo vệ, chở che và chăm sóc con cái nhiều và tốt nhất.
-          Thái độ thiên vị của người mẹ sẽ làm méo mó sự phát triển nhân cách của các con (cả đứa được thiên vị lẫn đứa không được thiên vị)
-          Nếu muốn con tốt nhất thì phải biết sống mẫu mực.
-          Tình thuơng đích thực của người mẹ là tình thương vô điều kiện đối với các con.
5.        Về nội trợ
-          Công việc nội trợ tuy không còn là gánh nặng của người phụ nữ hiện đại nhưng là một nghệ thuật sống và giữ gìn hạnh phúc.
-          Đối với người đàn ông biết yêu thương vợ, bữa cơm gia đình thân mật và ngon miệng bao giờ cũng có giá trị hơn những bữa tiệc sang trọng chiêu đãi ở nhà hàng.
6.        Về chuyện làm đẹp
-          Hãy biết làm đẹp mỗi ngày vì chẳng người đàn ông nào là không thích vợ (người yêu) của mình quyến rũ.
-          Nghệ thuật trang điểm là biết cách tôn vinh những nét đẹp vốn có của mình một cách tự nhiên chứ không phải là cố tình thoa son trát phấn một cách lố bịch và kệch cỡm.
-          Vẽ đẹp đích thực nằm trong sự giản gị, tự nhiên và có phong cách.

Ảo tưởng, lý tưởng và hoài cảm
Trẻ con nhìn ngắm các vì sao, nói đó là những chiếc đèn lồng nhỏ lấp lánh, đưa tay ra có thể gỡ xuống.
Thanh niên nhìn ngắm các vì sao, nói đó là hàng tỉ tinh cầu, một ngày nào đó sẽ được con người chinh phục.
Người già nhìn ngắm các vì sao, nói đó là kiệt tác của Thượng Đế, vũ trụ huyền bí không thể nhìn thấu.
Trẻ con nhiều ảo tưởng
Thanh niên nhiều lý tưởng
Người già nhiều hoài cảm.
Người vô tri thường ảo tưởng;
Người khỏe mạnh thường lý tưởng;
Người suy thoái thường hoài cảm.
Ảo tưởng, lý tưởng, hoài cảm đại biểu cho ba giai đoạn của cuộc sống con người.
Đánh golf
Khi đánh golf, tuy cú gậy đầu và cú gậy cuối đều là một gậy, nhưng độ mạnh yếu và kỹ xảo lại khác nhau rất xa. Cú gậy đầu thường phải dùng lực mạnh nhất mới có thể đánh bóng được cao, bay được xa; còn cú gậy cuối thì thường phải dùng lực khá nhẹ thì mới có thể đánh được chính xác, lọt được vào lỗ. Nếu chỉ dùng một cách đánh thì chắc chắn sẽ không thành công.
Không chỉ đánh golf, mà làm bất cứ việc gì cũng chẳng phải như vậy hay sao ?
Cần phải có thể phách khỏe mạnh nhưng cũng cần phải có suy nghĩ kỹ càng, chặt chẽ; có can đảm đặt giả thiết thì càng phải có chứng thực cẩn thận. Nếu chỉ có sự thô bạo mà không có sự tinh tế; chỉ có vũ dũng mà không có mưu lược; hay chỉ có sự mềm mỏng mà thiếu đi sự hùng hồn; chỉ có khôn vặt mà không có khí phách lớn thì rất khó thành công.

Chiếc thuyền buồm nhỏ
Tôi là một chiếc thuyền buồm nhỏ vui vẻ, nhưng tôi không thích nghe câu chúc phúc "Thuận buồm xuôi gió", vì tôi biết trên thế giới này có gió thuận thì có gió nghịch, có thuận cảnh thì có nghịch cảnh. Mà tôi thì xưa nay không bao giờ sợ gió ngược, vì tôi biết cách trương buồm như thế nào, giữ bánh lái như thế nào để tôi vẫn có thể di chuyển tới trước với góc bốn mươi lăm độ trong gió ngược.
Đương nhiên tôi còn biết: buồm càng lớn thì càng dễ dàng lướt gió rẽ sóng; gió càng lớn thì càng thổi buồm mạnh. Nhưng tôi còn hiểu rõ hơn: chiếc thuyền nho nhỏ không thể dùng buồm quá lớn, gió quá lớn sẽ làm lật thuyền của tôi.
Chính vì tôi biết kiềm chế ham muốn của bản thân và biết nắm vững hoàn cảnh xung quanh; chính vì tôi biết sáng tạo thuận cảnh trong nghịch cảnh, vậy tôi có thể trở thành một chiếc thuyền buồm nho nhỏ thành công, vui vẻ.
Những điều nghịch lý
Chúng ta xây dựng xa lộ rộng lớn nhưng chúng ta nhìn nhau bằng con mắt hẹp hòi.
Chúng ta mua nhiều đồ hơn nhưng sử dụng chúng ít hơn.
Những ngôi nhà ngày càng to hơn nhưng gia đình ngày một thu nhỏ lại. Nhà đẹp nhiều hơn, gia đình yên ấm ít hơn.
Chúng ta có nhiều tiện nghi nhưng có ít thời gian dành cho nhau.
Chúng ta có nhiều bằng cấp hơn trước nhưng trí khôn kém đi, biết nhiều hơn nhưng óc phán xét suy giảm.
Chúng ta tích cóp của cải nhưng đồng thời làm rơi vụng những giá trị của con người. Với nhiều người, thu nhập đi lên, đạo đức đi xuống.
Chúng ta nói quá nhiều, nghe quá ít.
Chúng ta đang cố học cánh kiếm sống chứ không học cách sống. Chúng ta kéo dài được tuổi thọ nhưng cuộc sống vẫn ngắn ngủi.
Chúng ta vượt được vạn dặm để lên tới mặt trăng và trở về, nhưng không ít người cả đời không bước qua nổi bức giậu sang thăm người hàng xóm. Chúng ta chinh phục được vũ trụ nhưng bức lực với chính mình.
Chúng ta xây dựng những công trình lớn nhưng chưa chắc đã là công trình tốt.
Chúng ta cố gắng làm sạch không khí trong lúc tự là ô nhiễm tâm hồn bản thân.
Chúng ta viết nhiều nhưng đọc ít. Chúng ta học cách hối hả nhưng không học được cách đợi chờ.
Chúng ta chế được những máy tính công xuất lớn và tốc độ nhanh đễ lưu trữ và xử lý thông tin trong vài phần tỷ của cái nháy mắt nhưng các dân tộc vẫn không hiểu nhau.
Chúng ta chia nhỏ được các nguyên tử nhưng bất lực trước thói quen định kiến.
Chúng ta có nhiều thứ để giải trí nhưng ngày càng ít được thư thả.
Cực lạc và địa ngục
Trước kia có vị đại từ thiện, một hôm trong mộng được Diêm Vương dẫn đi thăm quan địa ngục, trong địa ngục phát hiện mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi người cầm một cái thìa rất dài. Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là thao tác chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau.
Tiếp theo, ông ta lại lên thăm viếng cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc thìa rất dài đó để xúc thức ăn cho nhau, do đó, mọi người đều có thể ăn được, không ai tranh chấp hay gây khó dễ.
Vị đại từ thiện bỗng nhiên tỉnh ngộ. Vốn cực lạc và địa ngục không có sai biệt, sai biệt chính là ở tâm, ở cách nghĩ và phương thức của mỗi người. Có người cả ngày ở trong lo sợ và nghi hoặc, tự mình giới hạn để bảo vệ mình, chỉ sợ có người khác làm hại mình nhưng lại muốn đi tìm một cõi hoà lạc yên vui. Kỳ thực chỉ cần xả bỏ tâm ma, bao dung mọi người, một lòng hướng thiện, luôn giữ cho trong tâm thanh thản, thì có thể khiến cho địa ngục biến thành thiên đường, ngược lại, một lòng tự tư tự lợi có thể khiến cho thiên đường cực lạc yên vui biến thành địa ngục đau khổ.

Thiên đường làm gì có! Địa ngục làm gì có! Thiên đường, địa ngục đều là ảo ảnh biến hoá của tâm mà thôi. Chỉ cần nghĩ sao làm vậy, cần gì phải cầu khấn đâu xa.
 
Cần có trách nhiệm với chính mình
Thành công không đồng nghĩa với một chồng bằng cấp. Bằng cấp chỉ có thể giúp bạn thành công, chứ không phải là yếu tố quyết định. Điều quan trọng hơn là nhận thức và lựa chọn của bạn. Trường học, cách học, bằng cấp không quan trọng bằng sự quyết tâm và ý chí của bạn để trở thành người trí thức thành đạt. Bạn phải có trách nhiệm với chính mình. Bố mẹ, thầy cô không thể học thay và "biến" bạn thành người trí thức được. Bạn mới là người quyết định vị trí của mình trong xã hội. Bạn có thể học và đọc những gì mình muốn. Hãy đến thư viện, dùng Internet để thu thập thêm những thông tin bổ ích. Bạn nên biết rằng một khi đã bước lên trên con đường học thức thì không ngừng học hỏi, trao dồi, mở mang kiến thức. Bạn có biết trong thế giới người mù, người có một con mắt là hoàng đế không? Điều đấy có nghĩa là nhìn thấy cơ hội vẫn chưa đủ, bạn phải biết tận dụng, phát huy và biến chúng thành hành động.
Nếu bạn xuất thân từ môi trường không thuận lợi, bạn đừng nản trí. Sự thành công không phụ thuộc vào nguồn gốc, giới tính, mầu da hay tử vi của bạn. Bạn là người quyết định mình có thành đạt hay không? Bạn phải nghĩ: Muốn là Được. Hãy theo đuổi và thực hiện những ước mơ của mình và nhớ rằng, bạn làm thế không chỉ cho riêng mình mà cho cả những người thân.
Đừng vội bỏ cuộc
Khi bạn làm một điều gì đấy khiến cho “hư bột hư đường”,
Khi bạn đang mệt nhoài để cố leo lên con dốc dài thăm thẳm,
Khi hầu bao của bạn cạn kiệt nhưng món nợ lại đến hạn,
Khi bạn muốn gượng cười nhưng không ngăn nổi tiếng thở dài,
Khi sự lo lắng làm bạn suy sụp,
Phải thư giãn khi đối diện với tất cả…, đừng có ý định bỏ cuộc.
Ai cũng biết, cuộc đời đầy bất ngờ với những khúc quanh và ngã rẽ,
Ai cũng biết, có lắm thất bại liên tiếp nối đuôi nhau khi chúng ta tưởng chừng nắm chắc phần thắng trong tay,
Đừng bỏ cuộc vì thiếu kiên nhẫn, rồi cũng đến lúc bạn thấy những bước ngoặc đáng ngạc nhiên,
Thành công đang ẩn mình sau những thất bại, ẩn mình sau ánh bạc của sự hồ nghi.
Chúng ta không bao giờ nói chúng ta có thể thành công đến mức nào, nhưng chúng ta vẫn có thể đạt được nó ngay cả khi nó thực sự ngoài tầm tay với.
Đừng quá sa lầy vào những thất bại,
Dẫu cho những điều tệ hại nhất xảy ra, hãy nhớ rằng bao giờ cũng có những “ngã rẽ” đầy bất ngờ và may mắn.
Thế cho nên, đừng vội vàng bỏ cuộc!
Người mẹ và ngọn núi
Có hai bộ lạc là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Một sống ở vùng đồng bằng và một ở trên núi cao. Một hôm, những người ở núi cao đột ngột đổ xuống tấn công bộ lạc ở đồng bằng. Họ không chỉ cướp bóc của cải, lương thực mà còn bắt một đứa bé 3 tuổi mang về.
Những người sống ở đồng bằng không biết cách vượt qua những ngọn núi cao để tìm ra nơi kẻ thù đang sống. Họ cũng không thể lần theo dấu vết của đối phương. Tuy nhiên, bộ lạc cũng cử một đội gồm những chiến binh xuất sắc nhất đi tìm đứa bé mang về.
Những người đàn ông đã thử hết cách này đến cách khác, tìm hết lối đi này đến lối đi khác, nhưng sau nhiều ngày nỗ lực hết sức họ cũng chỉ leo lên được lưng chừng ngọn núi hiểm trở. Cảm thấy tuyệt vọng và bất lực, họ đành bỏ cuộc và quyết định quay về. Khi đang thu dọn đồ đạc, họ kinh ngạc thấy người mẹ trẻ mất con đang từ phía đỉnh núi cao băng xuống. Và họ như không tin vào mắt mình khi thấy đứa bé bị bắt cóc đang được người mẹ cõng trên lưng. Làm sao mà điều đó có thể xảy ra?
Những chiến binh đón chào người mẹ trẻ và hỏi: “Dù đã cố hết sức chúng tôi vẫn không thể vượt lên được ngọn núi này. Làm cách nào mà cô làm được điều đó trong khi chúng tôi - những người đàn ông mạnh mẽ và có khả năng nhất của bộ tộc - đã không thể làm được?”. Người mẹ trẻ nhún vai đáp: “Đứa bé không phải là con của các anh!”.

Mót lúa
Trên cánh đồng vừa gặt xong, ba người phụ nữ đang cúi người nhặt hạt lúa. Bức tranh thôn dã với sắc điệu vàng óng, cánh đồng thẳng cánh cò bay, tạo cho xem một cảm giác yên tĩnh an lành.
Gần đầy tôi cũng nhìn thấy một thông tin về mót lúa: rất nhiều sinh viên Mỹ tập trung xuống cánh đồng mót lúa, chỉ mấy ngày đã nhặt được cả trăm tấn hạt thóc và họ đã dùng thu hoạch này để làm công tác phúc lợi xã hội.
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều hạt lúa để sót,
nếu chúng ta cần cù nhặt lên, súc tích từ từ,
thì có thể làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.
Sống lại
Tuy chúng ta chỉ có thể được sinh ra một lần, nhưng sau đó chúng ta có thể có nhiều lần “sống”, điều đó gọi là “sống lại”.
Khi chúng ta trải qua bệnh tật tai họa mà không chết, giống như được tái tạo, thì coi là “sống lại”.
Khi chúng ta tỉnh ngộ ra, cảm thấy nay đúng xưa sai, quyết định làm lại từ đầu, thì coi là “sống lại”.
Vì cái trước khiến chúng ta thể nghiệm được giá trị của cuộc sống, cái sau khiến chúng ta hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, chúng đều tạo cho chúng ta sự xúc động và hưng phấn lớn. Nói thẳng ra là :

Chỉ khi chúng ta hiểu được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống
Thì  mới thực sự có được niềm vui cuộc sống.
Điều giản dị
Hơn 10 giờ đêm, anh mệt mỏi bước lên được căn hộ tầng 10 của mình. Chợt sững người, dưới ánh sáng vàng vọt ở hành lang, người bạn cũ thời đại học đang ngồi nhẫn nại chờ đợi. Cuộc gặp sau gần chục năm xa được anh đón nhận bằng câu hỏi: "Lâu nay biến đi đâu thế, chắc nhân dịp gì mới ghé?...". Bạn làm nghề đi đo đạc địa chính thay đổi địa điểm công việc nay đây mai kia, mà chỉ toàn ở ngoại thành thôi, chẳng mấy khi gặp bạn gặp bè. "Lâu quá không có tin tức gì về bạn bè, tao nhớ tụi bay, thế là bắt xe ôm đi mấy chục cây số về đây, chờ đã hơn hai tiếng đồng hồ rồi". 
Gợn lên trong anh một cảm giác có lỗi. Cái cảm giác của những kẻ sống thu mình ở thành thị quá lâu, bị bao chặt bởi một kiểu sống theo quan hệ mùa vụ, nhân dịp... Bạn bè, đồng nghiệp đến thăm nhau cứ "hẹn có dịp rảnh...", để rồi chỉ sau vài chục phút lại gặp nhau trong quán nhậu rỉ rả, lại cười chào vờ như chẳng có lời hẹn đã qua. Thậm chí dạo anh mới đi làm, một đồng nghiệp còn khuyên rất chân thành: "Nếu các sếp không mời thì chớ tự tiện đến nhà thăm, kẻo không lại bị cho là dòm ngó hoặc là đến để tâu hót, nịnh nọt...". Những định kiến cứ như vây bọc những con người thị thành... 
Cái bắt tay của bạn bóp thật chặt dứt anh ra khỏi những suy nghĩ miên man. Thế là bạn đi... Anh ngồi bệt xuống chỗ bạn vừa đứng lên, lại miên man: Giá mà người ta luôn có thể đến thăm nhau với một lý do giản dị như thế, vì còn nhớ về nhau..

Ga cuối
Chìm sâu trong tiềm thức của chúng ta là một hình ảnh hoàn hảo về cuộc sống! Hãy tưởng tượng chúng ta đang đi trên một cuộc hành trình bằng xe lửa xuyên qua lục địa. Chúng ta băng qua cảnh xe hơi chạy trên xa lộ, cảnh trẻ em vẫy chào trên đường băng qua phố, cảnh sườn đồi xanh mướt xa xa có đàn bò gặm cỏ, cảnh khói trắng tuôn ra từ nhà máy, cảnh bình nguyên, thung lũng hẹp, núi đồi chen nhau, cảnh đường chân trời và làng mạc.
Nhưng ngự trị cao nhất trong tâm trí chúng ta là cảnh ga cuối cùng. Vào một ngày nào đó, một giờ nào đó chúng ta sẽ vào sân ga cuối. Cờ được vẫy chào và nhạc sẽ được cử lên. Khi chúng ta tới đó, ước mơ thành hiện thực và cuộc sống sẽ hoàn chỉnh giống như hoàn thiện một truyện tranh lắp ghép hình. Chúng ta vẫn chờ đợi giờ phút tới ga cuối, đi không biết mệt mỏi và không chút nghỉ ngơi. 
"Tới nơi rồi đây"- chúng ta reo lên. "Khi tôi mười tám tuổi", "Khi tôi mua một chiếc Mercedes Benz 450SL", "Khi con út tôi vào đại học", "Khi tôi trả hết nợ nần", "Khi tôi được đề bạt thăng chức", "Khi tôi đến tuổi hưu"... tôi sẽ sống thoải mái. 
Chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ ý thức được là không có một chỗ đích nào để chúng ta đến. Vui thú của cuộc sống là trên chuyến đi. "Ga Cuối" chỉ là một giấc mơ, và thường vượt quá tầm với của chúng ta. 
"Vui hưởng với thực tại đi" là một phương châm. "Thực tại không phải là gánh nặng của hôm nay. Cũng không nên nuối tiếc quá khứ và sợ hãi tương lai, vào những điều chưa thấy, chưa xảy đến. Nuối tiếc và sợ hãi là hai nguyên nhân song sinh cướp đi mất vui thú thực tại của chúng ta". 
Nên đừng vội rong ruổi đếm mau những dặm đường, mà hãy để thời gian leo núi, tắm sông, ngắm nhìn hoàng hôn, vui nhiều, buồn nhiều. Cuộc sống phải được tận hưởng mỗi ngày.
Rồi ta cũng sẽ tới đích thôi.

Những đứa trẻ thơ dại trên thương trường
Trẻ em thường rất ngây thơ. Chúng không biết cái gì có thể và cái gì là không thể. "Tại sao con không với được sao trên trời?” ... chúng thường hỏi và đặt hy vọng vào những điều không thể đạt được. Người lớn thì khôn hơn. Họ biết rõ ranh giới giữa cái có thể và cái không thể. Chính vì lẽ đó họ không hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn và cũng không bao giờ mong đợi những phép mầu. Họ đã tự làm mất dần đi sự ngây thơ của trẻ nhỏ vốn có. Tính sáng tạo cũng mất dần theo tuổi tác, nhường chỗ lại cho tính chất chính thống.
Với tính chất chính thống và sự khôn khéo, người lớn đã mất thói quen đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn, họ đã đánh mất khả năng nhìn nhận những tia sáng cơ hội của tương lai. Khi quan sát bố của mình chụp ảnh, đứa con gái 3 tuổi của Tiến sĩ Edward Land đã hỏi xem ngay bức ảnh. Câu hỏi vô nghĩa đó đã vạch lối cho tiến sĩ Edward phát minh ra chiếc máy nhiếp ảnh "lấy ngay”. Nhiều năm sau, tại công ty Polaroid tiến sĩ Edward đã khẳng định: "Chúng tôi thật sự không phát minh ra những sản phẩm mới, những giải pháp hữu hiệu nhất đã vô hình tồn tại từ lâu, chúng chỉ đợi để được khám phá.”
Người lớn cũng có thể hỏi: Tại sao bạn không nhìn thấy người bên đầu dây bên kia điện thoại? Tại sao lại không sản xuất được chất liệu vải vừa bền, lại mỏng, dẻo và chịu được nhiệt cao... ? Những câu hỏi vô nghĩa kiểu này là chìa khóa kỳ diệu mở ra những khoảng trống cạnh tranh chiến lược mới.
Mười năm trước, mọi người trong nhóm của Swatch đã hỏi một câu hỏi điên rồ: Tại sao chúng ta không thể thiết kế ra một loại đồng hồ chất lượng cao, bắt mắt, chi phí rẻ và sản xuất ngay tại trên đất nước Thụy Sĩ? Ngân hàng nào cũng ngờ vực, một số nhà cung cấp không muốn bán thiết bị. Cũng không ít người đã dự định rằng với ý tưởng điên rồ này không khéo cả nền công nghiệp đồng hồ của Thụy Sĩ sẽ đi tong. "Tại sao chúng ta không thể cạnh tranh với Nhật?" cần những lời giải đáp sáng suốt. Để sản xuất được ra một chiếc đồng hồ đúng mốt và bán ra với giá trung bình 40 USD, phải cần có những sự đổi mới vượt chội trong khâu thiết kế, sản xuất và phân phối. Nicolas Hayek, kỹ sư tư vấn người Thụy Sĩ đã áp dụng những phương pháp sản xuất tân tiến nhất của nền công nghiệp đồng hồ nước nhà để giảm giá chi phí cũng như nhân công. Ông dự đoán rằng với hệ thống và cung cách quản lý của Swatch, công ty vẫn có thu nhập cao ngay cả khi tất cả công nhân Nhật Bản đồng ý làm việc không lương. Swatch không chỉ là sự tân tiến trong marketing, nó là cả một sự thụ thai lại của toàn bộ nền công nghiệp đồng hồ.
Polaroid và Swatch cho ta thấy, khi nói đến sáng tạo tương lai, một con mắt của trẻ thơ có giá trị hơn nhiều so với 10 phòng kế hoạch phức tạp.
<Còn nữa>

0 nhận xét:

Đăng nhận xét