Làm giàu không khó

Chào mừng bạn đến với BLOG Kinh doanh online 24/7

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

19 bí mật kiếm tiền và chi tiêu của giới triệu phú

19 bí mật kiếm tiền và chi tiêu của giới triệu phú

Trở nên giàu có và không còn phải lo nghĩ về chuyện tiền bạc là mong ước, mục tiêu của rất nhiều người. Tuy nhiên không nhiều người thành công bởi đa số họ đã bỏ qua một vài trong số 19 điều mà các triệu phú thường làm.



Để trở nên giàu có, ngoài làm việc chăm chỉ còn phải biết quản lý tiền bạc

Để trở nên giàu có, sung túc, ngoài việc phải lao động một cách chăm chỉ thì nhận thức về tiền bạc và cách ứng xử với nó là vô cùng quan trọng. Với quan điểm này, tờ báo chuyên về các vấn đề tài chính Bussiness Insider của Mỹ mới đây đã giới thiệu bài viết với tiêu đề: “19 điều vị hàng xóm triệu phú không nói cho bạn nghe” của chuyên gia tư vấn tài chính Len Penzo.

Chỉ trong thời gian ngắn, bài viết thu hút tới hơn 320.000 lượt người đọc với những chi tiết rất thú vị, thiết thực về con đường để trở thành người tự do về tài chính, không còn phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Sau đây là nội dung chính của bài viết này.

Một triệu phú thực sự hiểu biết về tài chính sẽ không phải người nổi bật, dễ nhận ra. Bởi vì:

1. Ông ta luôn chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Trên thực tế, “câu thần chú” của ông ấy đó là, về dài hạn, sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn phấn đấu trở thành người giàu có một cách thầm lặng, hơn là nghèo mà giả như không.

2. Ông ta biết rằng kiên nhẫn là đức tính tốt. Hầu như chắc chắn không ai có thể phút chốc trở thành triệu phú. Và nếu bạn đồng ý với quan điểm này, sự giàu có của bạn sẽ được tích tụ dần dần bằng cách tiết kiệm tiền bạc qua nhiều thập niên.

3. Khi bạn ghé thăm ngôi nhà giản dị của người hàng xóm ấy, bạn có thể thấy họ uống cà phê loại thường thay vì những ly Starbucks hạng sang. Và nếu muốn đi nhờ xe, rất có thể bạn sẽ được cùng đi trên chiếc ô tô có tuổi đời đến 10 năm. Bạn nghĩ rằng những điều đó khiến ông ấy trở nên rẻ rúng? Cứ thử hỏi ông ấy xem. (Ông ấy không quan tâm đâu).

4. Hàng tháng, ông ấy sẽ thanh toán mọi khoản nợ thẻ tín dụng. Bởi ông ấy đủ thông minh để hiểu rằng nếu mình không thể thanh toán bằng tiền mặt cho một thứ gì đó, ông ấy sẽ không mua nó.

5. Ngay từ sớm, ông ấy đã nhận ra rằng tiền không mua được hạnh phúc. Nếu bạn đang tìm kiếm cõi niết bàn, bạn cần phải tập trung đạt cho được sự tự do về tài chính.

6. Ông ấy không bao giờ quên rằng tự do tài chính là một trạng thái tâm lý đến từ việc không mắc khoản nợ nào. Trên tất cả, nó có thể đạt được cho dù mức thu nhập của bạn là bao nhiêu.

7. Ông ấy biết rằng việc tìm một công việc làm thêm không chỉ giúp tài khoản tại ngân hàng tăng nhanh hơn mà còn khiến bạn bận rộn hơn. Và khi đã bận rộn, bạn sẽ khó tiêu xài những gì mình đã có hơn.

8. Ông ấy hiểu rằng tiền giống như một đứa trẻ tập đi; nó không thể tự quản lý chính nó. Và trên hết bạn không thể mong đợi tiền của mình lớn mạnh và trưởng thành mà không có sự quản lý đáng tin cậy.

9. Ông ấy rất tin tưởng vào nguyên tắc luôn trả lương cho bản thân đầu tiên. Trả lương cho bản thân đầu tiên là một nguyên lý thiết yếu của tài chính cá nhân, và là một cách tốt để tích lũy tiền tiết kiệm và thực hiện kỷ luật tài chính.

10. Mặc dù bạn có thể giàu lên bằng cách dành cả đời làm những việc bạn không thích, vị triệu phú luôn tự hỏi vì sao bạn lại làm vậy. Bởi cuộc đời là quá ngắn ngủi.

11. Ông ấy biết rằng thất bại trong việc lập kế hoạch chẳng khác nào lập kế hoạch cho thất bại. Ông cũng hiểu rằng một vài triệu phú có thể đạt tới các cột mốc tài chính mà không hề lập kế hoạch vươn tới nó, nhưng đó là bởi họ quá may mắn. Bởi vậy việc chỉ tuyên bố bạn muốn tự do về tài chính là chưa đủ.

12. Khi cần phải đặt ra mục tiêu tiết kiệm tiền, ông ấy sẽ không ngại phải đưa ra những con số lớn. Thành công về tài chính đòi hỏi bạn phải có một tầm nhìn lớn hơn nhiều so với những gì bạn hiện đang có.

13. Cùng với thời gian, ông ấy nhận ra rằng lao động chăm chỉ có thể giúp bù đắp tổn thất cho nhiều sai lầm về tài chính, và bạn sẽ không thể tránh những sai lầm về tài chính.

14. Ông ấy nhận ra rằng khi điều đó xảy ra, sẽ là kẻ ngốc nếu bạn không mua bảo hiểm bản thân trước những rủi ro. Hãy nhớ rằng nguy cơ phá sản luôn cận kề, và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: người trụ cột trong gia đình qua đời, ly hôn, hoặc bị mất khả năng lao động dẫn đến mất việc.

15. Ông ấy hiểu rằng thời gian là đồng minh của người trẻ tuổi. Ông ấy cũng đủ may mắn để bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 20 để có thể tận dụng tối đa lợi thế từ sức mạnh của lãi suất kép đối với khoản tiền tiết kiệm.

16. Vị hàng xóm triệu phú cũng biết rằng bạn không thể chi tiêu những gì bạn không nhìn thấy. Bạn nên sử dụng dịch vụ trích lương tự động để tích lũy tiền tiết kiệm và nghỉ hưu. Khi lương tăng lên, bạn cũng sẽ tăng số tiền trích từ lương này.

17. Cho dù ông ấy có công việc yêu thích, vị hàng xóm triệu phú cũng không phải làm việc nữa bởi mọi thứ ông có đều không phải mua trả góp và vẫn luôn là vậy trong những năm qua.

18. Ông ấy sẽ không “rung động” khi bạn lái một chiếc xe hạng sang có giá cao ngất và sống trong căn biệt thự quá lớn cho gia đình với chỉ 4 người.

19. Sau 6 tháng hỏi han, ông ấy cuối cùng cũng sẽ không đợi bạn hoàn trả chiếc kéo tỉa cây mà bạn mượn. Bởi ông ấy đã tự mua một cây kéo khác từ tháng trước mà không cảm thấy có gì khó khăn. Đơn giản bởi ông ấy có tiền để mua nó.

Giờ thì bạn đã có thể biết được những điều người hàng xóm giàu có không nói cho bạn nghe. Việc có học hỏi từ họ hay không là do bạn quyết định.

Thanh Tùng
Nguồn: Bussiness Insider/Dân Trí

Kinh doanh hàng độc, làm sao thu hút được khác hàng

Kinh doanh hàng độc, làm sao thu hút được khác hàng

Chúng ta không nhất thiết phải lao đầu vào các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường đại trà để rồi nhanh chóng thất bại. Nếu bạn bán những thứ mà có quá nhiều người bán thì bạn phải cạnh tranh nhiều, mà một khi cạnh tranh nhiều thì giá bán giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm theo. Khi đó bạn làm việc vất vả mà thu nhập có khi vẫn thấp, trong khi không có đủ thời gian dành cho gia đình yêu thương của mình.

Nhưng kinh doanh món hàng độc quá cũng có các rủi ro. Nếu nó quá độc và nhu cầu quá ít thì số lượng người mua ít, cho dù phần trăm lợi nhuận cao nhưng số lượng không đủ cũng sẽ làm bạn dễ thất vọng. Tuy nhiên dành nhiều thời gian và kinh phí để quảng bá quá cũng chưa chắc đạt hiệu quả vì thường những người kinh doanh khác sẽ làm thông tin của bạn bị che khuất bởi rất nhiều thông tin của họ.

Vậy phải làm thế nào?

1. Nếu bạn kinh doanh tại Lamchame.com

Nếu bạn kinh doanh đồ độc ở Lamchame.com thì bạn cũng cần lập topic riêng cho các sản phẩm độc đáo của mình và bạn vẫn đặt link dưới chữ ký và tích cực tham gia thảo luận ở các chủ đề có liên quan đến những sản phẩm hay dịch vụ độc đáo của mình.

Ví dụ bạn bán quần áo cho người quá khổ, bạn nên tham gia các topic của những người béo, câu lạc bộ của những người béo, hoặc các thông tin liên quan đến ăn kiêng, tập thể dục giảm cân... Đó là nơi những đối tượng khách hàng của bạn hay qua lại thì thông tin dưới chữ ký sẽ hiệu quả hơn.

2. Dùng Ahamai

Ahamai là một công cụ chạy trên điện thoại di động iPhone, Android hoặc iPad. Nó giúp cho người ta không chỉ tìm kiếm thông tin để mua hàng mà còn có tính năng chỉ đường rất tiện lợi. Khi người dùng tìm "Cua huỳnh đế" chẳng hạn trên Ahamai thì nó sẽ liệt kê những điểm có bán sản phẩm này theo thứ tự gần ở trên, xa ở dưới. Khi xem vào chi tiết, bạn có thể gọi chức năng chỉ đường. Ahamai sẽ hiển thị bản đồ và chỉ đường cho bạn từ chỗ bạn đến tới chỗ bán hàng. Ngoài ra có tính năng điện thoại được tích hợp thì bạn có thể bấm một cái là gọi ngay cho người bán để trao đổi trước.

Thông tin thêm về Ahamai có thể xem tại đây

Làm thế nào để có LỢI NHUÂN?

Làm thế nào để có LỢI NHUÂN?

Trong kinh doanh chúng ta có thể mong có nhiều khách hàng, mong có nhiều giao dịch và khách hàng trung thành... nhưng cốt yếu trong kinh doanh là làm thế nào để có lợi nhuận? Vậy làm thế nào để có lợi nhuận?

Nếu chúng ta bán hàng giá thấp quá mà chi phí phải trả của chúng ta quá cao khiến lợi nhuận quá thấp khiến không đủ để tồn tại, mà nếu hàng đặt giá cao thì lại không bán được cũng làm chúng ta không tồn tại được! Vậy phải làm thế nào?

Có 2 khía cạnh mà chúng ta có thể chú ý:

- Thứ nhất là làm sao cho sản phẩm của chúng ta độc đáo đến nỗi mà không ai có thể cung cấp hoặc có rất ít người có thể cung cấp, khi đó chúng ta có thể đặt một mức giá có thể đảm bảo cho chúng ta có lợi nhuận.
- Thứ 2 là nếu chúng ta có sản phẩm không đủ độc đáo thì phải làm sao để chi phí của chúng ta thấp xuống, và nếu giá bán của chúng ta vẫn ngang với người khác nhưng chi phí của chúng ta thấp hơn họ thì chúng ta vẫn có lợi nhuận.

Khía cạnh thứ nhất là làm sao cho sản phẩm thật độc đáo thì khá khó, nó đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm và sáng tạo, và đôi khi sản phẩm của chúng ta đạt được sự độc đáo nhưng nhu cầu cho nó lại quá ít, điều này khiến cho lợi nhuận mà chúng ta kiếm được cũng không đáng là bao dù giá có thể đặt cao.

Khía cạnh thứ 2 có vẻ là nơi để chúng ta có thể cố gắng bằng cách giảm các chi phí của mình, tăng cường hiệu suất để làm sao sản phẩm mà chúng ta cung cấp có giá thấp hơn. Tuy nhiên một số người dùng cách bán hàng giả, hàng nhái để giảm chi phí và cầu mong người mua không biết lại là một cách làm sai lầm. Nói chung kinh doanh là việc chúng ta tìm ra các giải pháp giúp khách hàng đạt được nhu cầu nhưng với chi phí càng ngày càng giảm. Nếu chúng ta có sản phẩm độc đáo nhưng sớm muộn thì các đối thủ cũng tìm cách bắt chước và làm theo, khi đó làm sao để giảm bớt chi phí sẽ là cách để chúng ta kiếm được lợi nhuận.

Theo bạn chúng ta tốn chi phí ở những khoản nào và có thể tiết kiệm được? Có những cách nào để có được lợi nhuận khác? Xin hãy cùng chia sẻ nhé.


Những cách để gắn kết thương hiệu với cộng đồng

Bài này mình sưu tầm được, tuy nói về các công ty lơn lớn nhưng ít ra chúng ta cũng có thể học được từ các ý chính trong bài viết.

Những cách để gắn kết thương hiệu với cộng đồng

Chiến lược gắn kết cộng đồng trở thành công cụ không thể thiếu đối với các thương hiệu nhằm tạo ảnh hưởng tới lựa chọn của khách hàng.



Hãy dành thời gian tham khảo nhanh ba ví dụ của những tổ chức sử dụng sự tương tác để tăng cường dấu ấn trong tâm trí khách hàng.

1. Diễn đạt thông tin bằng hình thức gắn kết dễ thương

Nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm giá rẻ là nhân tố thúc đẩy nạn nô lệ lao động ở những quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Nga. Slavery Footprint, một tổ chức hoạt động chống lại nô lệ lao động trên thế giới, muốn mọi người nhận thức được rằng họ không cố ý ủng hộ nô lệ lao động bởi những sản phẩm họ tiêu thụ.

Mỗi một cá nhân khi truy cập trang web Slavery Footprint sẽ thấy hiện ra trên màn hình một khảo sát. Khảo sát tương tác này được tiến hành nhằm cho phép người dùng rà soát tất cả những thứ họ tiêu thụ trong cuộc sống và đưa ra chỉ số lao động nô lệ liên quan đến quá trình sản xuất những thứ họ đang sở hữu, trong khi khảo sát nhấn mạnh những ngành công nghiệp có những hình thức bóc lột lao động vô nhân đạo.

Trang web này giúp người tiêu dùng nhận ra sự liên kết giữa những sản phẩm họ sở hữu với tệ nạn nô lệ thời hiện đại, làm cho vấn đề dường như vô hình trở nên rõ ràng. Trang web này chính là cầu nối giúp liên kết người tiêu dùng với những dự án kinh doanh nhân đạo, những hoạt động từ thiện, và gợi ý người dùng nên làm gì ở bước tiếp theo.

2. Tìm kiếm sự phản hồi của cộng đồng và đảm bảo những phản hồi của họ được xem xét kỹ lưỡng

Vào năm 2012, Bộ trưởng Phụ trách chính sách dân số Singapore đã trình bày chính sách dân số bền vững có tên "Population White Paper", một lộ trình để giải quyết vấn đề dân số già của Singapore.

Trong chiến dịch bầu cử năm 2011, người dân đã yêu cầu được lắng nghe. Thay vì dựa vào những kênh tiếp nhận phản hồi truyền thống có thể đã bị lỗi thời trong thời đại công nghệ thông tin, Ban Quản lý nhân lực và Dân số Quốc gia Singapore (NPTD) đã cải thiện quy trình tiếp thu phản hồi và tạo ra nỗ lực gắn kết cộng đồng trong suốt một năm. NPTD đã ban hành chính sách và sau đó thu thập quan điểm và đề xuất của người dân Singapore trong khi rà soát lại chính sách và chiến lược dân số.

Hơn 2.200 cá nhân đã tham dự vào bài tập này thông qua việc trực tuyến tương tác trực tiếp theo hình thức trao đổi và chất vấn. Các nội dung này hầu hết được công bố rộng rãi và lưu trữ bằng văn bản. NPTD đã có thể cân nhắc những vấn đề số đông người dân lo ngại và đề xuất chính sách phù hợp với thực trạng dân số đang tăng lên.

Không phải tất cả các gợi ý đều được sử dụng, nhưng việc cho phép một kênh phản hồi, nơi những quan điểm được tổng hợp, thể hiện nỗ lực lắng nghe và xem xét ở những góc độ khác nhau. Mọi người dân đều có thể dễ dàng tiếp cận các bản tóm tắt phản hồi theo danh mục, giúp gia tăng tính minh bạch của cuộc khảo sát.

3. Gắn kết các cổ đông ngay từ giai đoạn lập kế hoạch

Hình thức gắn kết tốt nhất là hãy chỉ ra cho cộng đồng thấy những phản hồi nhận được sẽ được xem xét ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi muốn thâm nhập một cộng đồng đã tồn tại sẵn mà không muốn tạo ra cảm giác bạn là một kẻ đột nhập.

Frasers Property, đơn vị phát triển dự án Central Park rộng 5,8ha tại Sydney, Úc, bắt đầu lại quy trình quy hoạch tổng thể dự án và luôn đặt cộng đồng Chippendale xung quanh làm tâm điểm. Frasers tìm nhiều cách để tìm hiểu các nhu cầu sử dụng của cộng đồng trước một dự án lớn và phức tạp như vậy, đồng thời giúp họ hiểu rõ những thay đổi sẽ diễn ra trong khu vực này.

Bên cạnh việc chỉ định đội ngũ kiến trúc sư dẫn dắt dự án, Frasers cũng tìm kiếm những lời khuyên của dân cư vùng lân cận thông qua việc tổ chức một loạt sự kiện thông tin và tư vấn cộng đồng trong vòng hai năm, dẫn đến quyết định kế hoạch tổng thể vào năm 2009. Hằng trăm cư dân địa phương, những doanh nghiệp lân cận, những cổ đông kiến trúc và hạ tầng đã tham gia dự án.

Kể cả trong giai đoạn xây dựng, đơn vị phát triển bất động sản này vẫn tiếp tục gặp gỡ những người dân địa phương, tổ chức các sự kiện thông tin với các kênh cập nhật tình hình xây dựng trên trang web và Facebook của họ.

Vào thời điểm Frasers mua lại khu vực Central Park, cả chính quyền địa phương lẫn dân cư vùng lân cận đều có cảm giác thất vọng và thấy dường như họ bị tước mất quyền công dân bởi quy trình quy hoạch gây rất nhiều tranh cãi.

Động thái đầu tiên của Frasers chính là nhận dạng xem đối tượng nào thể hiện sự bất đồng gay gắt nhất và tiếp cận họ, từ đó đưa họ đến gần hơn với quy trình quy hoạch. Việc này thấy có vẻ khác thường và tất nhiên rất tốn thời gian.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc truyền thông với những đối tượng thể hiện quan điểm phản đối theo cách tôn trọng họ sẽ nhanh chóng cải thiện sự hài lòng của cộng đồng đối với quy trình lên kế hoạch dự án.

Frasers đã rất nỗ lực trong việc đề cao gắn kết và tiếp thu ý kiến của cộng đồng dân cư để chuyển hóa khu Central Park nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa và di sản độc đáo của nó.

Rất nhiều người không hiểu được bản chất của gắn kết cộng đồng sẽ cho đó chỉ là chạy theo xu hướng và giải quyết bề nổi của vấn đề. Không phải là bạn có bao nhiêu kênh tiếp nhận phản hồi và nhận được bao nhiêu phản hồi, mà quan trọng là hành động sau khi nhận được những phản hồi đó là gì.

Hãy để cho cộng đồng hiểu được quy trình và cách thức tiếp nhận phản hồi để khiến nó trở thành một việc ý nghĩa thay vì là một danh sách dài những yêu cầu không bao giờ được thực hiện.

Theo Doanh nhân Sài Gòn
Nguồn: Genk

Làm thế nào cạnh tranh với đối thủ mạnh và chuyên nghiệp hơn?

Làm thế nào cạnh tranh với đối thủ mạnh và chuyên nghiệp hơn?

Các mẹ bán hàng tay trái đã từng là động lực của thương mại điện tử ở Việt Nam và dường như những nỗ lực của chúng ta đã làm cho thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. Do đó nó cũng hấp dẫn những công ty lớn tham gia vào lĩnh vực này.

Họ đều là những công ty lớn, có đầu tư bài bản, nhân sự được chọn lựa kỹ có thể gồm những người có nhiều kiến thức và thậm chí có những người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa với đầu tư lớn họ có thể chấp nhận lỗ một thời gian.



Vậy làm sao các mẹ kinh doanh nhỏ lại có thể cạnh tranh được với họ và dành được chiến thắng? Mình cũng không dám chắc nhưng hy vọng những kinh nghiệm sau sẽ giúp các bạn:

Xác định thế mạnh

Mỗi người chúng ta có những thế mạnh khác nhau nên mỗi người nên cân nhắc những thế mạnh của mình mà người khác không có. Hãy nhớ rằng bạn phải cạnh tranh với những đối thủ lớn nhưng cũng vẫn phải cạnh tranh với các đối thủ nhỏ như bạn nữa.

Nhiều người thường tự hào về việc mình có mức giá thấp. Đó là lợi thế đối với các đối thủ cạnh tranh cùng cỡ. Nhưng với đối thủ lớn hơn thì điều đó không mấy ý nghĩa vì với quy mô lớn hơn, nguồn vốn lớn hơn các đối thủ lớn có thể mua hàng tận gốc thậm chí còn ép giá của người sản xuất để có được mức giá thấp hơn bạn rất nhiều.

Theo mình quan sát thì một trong những thế mạnh của người kinh doanh nhỏ là gần gũi và hiểu rõ khách hàng của mình, có khả năng phục vụ với sự cá nhân hoá cao.

Chọn ngách phù hơp

Chọn một ngách đủ lớn để có lợi nhưng đủ nhỏ để đối thủ lớn không muốn tham gia hoặc không thể cạnh tranh được. Điều đó bạn cần nghiên cứu và tìm tòi thật kỹ, và chọn những ngách nhỏ không có nghĩa là bạn tránh được sự cạnh tranh, chỉ là tránh được sự cạnh tranh từ các công ty lớn chứ những người kinh doanh nhỏ cũng có thể vẫn cạnh tranh với bạn.

Việc chọn ngách này cũng cần tính toán để làm sao cho ngách đủ lớn để bạn có đủ lợi nhuận. Mình không có ý bạn chỉ chọn ngách để trú ẩn mà không tiến ra nhưng ít nhất hãy chọn một ngách an toàn để có đường rút lui nếu sau này tiến ra mà không thành công.

Hiểu khách hàng

Các công ty lớn tuy bài bản và chuyên nghiệp nhưng những người sáng lập không thể có nhiều thời gian để tương tác hàng ngày với khách hàng của họ được mà thay vào đó là đội ngũ nhân viên hoặc các phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng cho dù thế nào thì những quan hệ đó không thể thân thiết bằng việc tương tác trực tiếp giữa chủ doanh nghiệp nhỏ với khách. Bạn có thể đến chơi nhà khách hoặc rủ khách hàng đi cafe, và qua đó bạn có thể trò chuyện để hiểu sâu về mong muốn của khách hàng, những khó khăn của họ, thậm chí nếu tìm hiểu kỹ bạn có thể hiểu được những khó khăn mà họ không thể diễn đạt được.

Bằng sự hiểu biết đó bạn có thể đưa ra các sản phẩm hoặc các cách làm cho khách hàng thích thú. Và đó là một trong những lợi thế mà các công ty lớn không thể so sánh được.

Chứng minh sự đáng tin với khách hàng mới

Việc thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp nhỏ là tương đối khó khăn. Bạn có thể dễ thuyết phục bạn bè và người thân trở thành khách hàng của mình. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng mới online bạn cần chứng minh được sự đáng tin cậy của mình. Với điều này thì topic trên Lamchame.com của bạn là một lợi thế.

Rất nhiều bạn kinh doanh cho mình biết rằng topic hàng trăm, hàng ngàn trang với các khách hàng thực, thời gian đặt hàng thật trên Lamchame.com chính là cách minh chứng cho những khách hàng mới là họ đáng tin ra sao.

Đây chính là cách để thuyết phục khách hàng mới rằng bạn đã có nhiều khách hàng thật rồi. Nhiều người tưởng rằng cứ gửi mail đi thật nhiều, quảng cáo thật nhiều, phát tờ rơi thật nhiều thì có khách nhưng. Nhiều người biết chưa hẳn có nhiều khách hàng, việc chứng minh cho khách hàng bạn là đáng tin, bạn không làm họ mất tiền, bạn bán hàng thật... thì họ mới trở thành khách hàng của bạn.

Tập trung vào thế mạnh

Đừng bị cuốn theo cách kinh doanh của các đối thủ mạnh hơn, bạn sẽ không thể nào có cả triệu đô la để dành cho quảng cáo, và bạn cũng không thể nào giảm giá quá nhiều cho khách hàng mà vẫn có lợi nhuận. Đó là những thế mạnh của các công ty lớn, để tồn tại bạn cần tìm ra và tập trung phát huy những thế mạnh của mình.

Cắt giảm chi phí

Dù không phải dùng quảng cáo rầm rộ làm thế mạnh hay dùng chiêu giá thấp để quyến rũ khách hàng, nhưng bạn cũng cần phải tối ưu hóa công việc của mình làm sao cho chi phí đủ thấp để bạn có lãi. Nếu không có lãi, bạn sẽ không kinh doanh được lâu và dễ sinh chán nản, thất vọng.

Để cắt giảm chi phí, bạn nên dành thời gian quan sát kỹ công việc của mình xem những bước nào lặp đi lặp lại nhiều lần và tìm cách tối ưu hóa nó, làm sao cho giảm bớt công đoạn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Một trong những vấn đề làm tăng chi phí cho việc kinh doanh trên mạng của mọi người đó chính là chi phí ship hàng. Để giảm chi phí này, đó có thể là chọn nơi lưu hàng ở gần khách hàng sao cho việc vận chuyển hàng đến chỗ khách hàng được nhanh hơn, ngắn hơn.

Có một ứng dụng trên điện thoại cũng giúp cho bạn giảm bớt chi phí ship hàng đó là sử dụng phần mềm Ahamai trên điện thoại của bạn, để nhận địa chỉ giao hàng một cách chính xác.

Người dùng Ahamai có thể chỉ rõ vị trí của mình nên bạn có thể dùng Ahamai để lập kế hoạch ship hàng sao cho không mất công đi lại nhiều.

Ahamai có tính năng tìm đường sẽ giúp bạn tìm đường đi ngắn nhất, có chỉ dẫn giúp bạn không mất công tìm đường hay mất thời gian vì lạc lối. Bạn cũng có thể forward vị trí nhận hàng đến nhân viên ship hàng thông qua Ahamai trong khi nhân viên này đang đi ship hàng.

Cải tiến và dần chuyên nghiệp hóa

Khi bắt đầu kinh doanh nhỏ coi việc kinh doanh là nghề tay trái để kiếm thêm, không ít người trong chúng ta đã có được thành công. Để thành công đó không bị thui chột, nên các bạn chú ý kinh doanh không đơn giản chỉ là việc bán hàng. Khi thị trường đã phát triển các đối thủ cạnh tranh trở nên chuyên nghiệp thì những doanh nghiệp nhỏ như bạn cũng cần phải chuyên nghiệp, nếu không chúng ta cũng chẳng còn có cơ hội.

Để chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi chúng ta dành thời gian quan sát, cân nhắc và lựa chọn. Nhiều trường hợp chúng ta thất bại vì không có khách hàng đến nữa, nhưng cũng có trường hợp chúng ta thất bại vì có quá nhiều khách hàng.

Để tránh khủng hoảng khi có sự thay đổi như vậy bạn cần tách công việc kinh doanh thành các bước nhỏ, và tìm cách tối ưu các bước sao cho nó trở nên đơn giản, dễ dàng và dễ ủy quyền cho người khác và khi cần có thể hướng dẫn cho nhân viên chỉ giữ lại những bí quyết quan trọng nhất.


Cẩn thận lựa chọn đối tác

Các công ty lớn muốn chiến thắng những công ty nhỏ thì thường họ sẽ áp dụng các chiến thuật tách bó đũa để bẻ từng chiếc hoặc ly gián và làm mâu thuẫn giữa các đối thủ nhỏ nhằm làm họ tự suy yếu. Do vậy bạn không nên chỉ kinh doanh một cách độc lập mà nên lập thành những liên minh chặt chẽ có điều kiện để mọi người giúp đỡ lẫn nhau.

Tốt nhất nên liên kết những người có cùng quyền lợi và tạo thành chuỗi dọc, trong kinh doanh không người nào xâm phạm lợi ích của người nào. Ví dụ bạn nên liên kết với các nhà cung cấp sản phẩm hay nguyên liệu, các nhà cung cấp dịch vụ, những người kinh doanh nhỏ khác nhưng không cùng lĩnh vực để không cạnh tranh lẫn nhau, hoặc nếu có cùng lĩnh vực thì cần có sự phân chia địa bàn cụ thể.

Chủ động tấn công vào điểm yếu của đối thủ mạnh

Các công ty lớn không phải không hẳn có sức mạnh tuyệt đối, để phát triển kinh doanh bạn phải chủ động tấn công đối thủ của mình để chiếm lĩnh thêm thị trường. Tấn công công ty lớn không dễ nhưng cũng không quá khó. Nhất là các doanh nghiệp nhỏ chúng ta lại càng có lợi thế khi tấn công vào các công ty lớn. Để tấn công, chúng ta cũng nên quan sát kỹ đối thủ và chọn những chỗ mà đối thủ không thể phản công lại được. Giống như ruồi muỗi tấn công con trâu. Cho dù biết là bị tấn công nhưng con trâu cũng không dễ gì chống lại được, nhưng nếu chọn chỗ đốt gần đuôi con trâu thì dễ bị cái đuôi đó quật chết.

Để tấn công hiệu quả chúng ta nên có sự liên kết giữa các đối tác để đồng loạt tấn công. Một công ty lớn thường bị dàn trải nhiều lĩnh vực nên nếu nhiều doanh nghiệp nhỏ mỗi người tấn công trong một lĩnh vực nhất định thì có thể làm cho đối thủ to lớn cũng phải đổ kềnh.

Một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ là trung thành với đối tác, đừng bao giờ tấn công đối tác của mình. 

Khi nào là thời điểm phù hợp để tôi có thể khởi nghiệp?

Khi nào là thời điểm phù hợp để tôi có thể khởi nghiệp?

Tính thời điểm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong công việc kinh doanh. Trước khi mở một công ty, hãy tự hỏi bản thân: Đâu là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu kinh doanh?
Bài viết này sẽ cho bạn những gợi ý hữu ích để tìm ra thời điểm vàng khi đã sẵn sàng bắt tay vào con đường kinh doanh.

1. Bạn còn trẻ

Tuổi trẻ chính là một ưu thế để bắt đầu kinh doanh. Càng bắt đầu kinh doanh sớm, bạn càng có thêm nhiều thời gian để học hỏi. Khi còn trẻ, người ta thường không tránh khỏi sự non nớt và thiếu vốn sống. Trên bước đường tích lũy kinh nghiệm bản thân, nhiều khi bạn sẽ có những quyết định sai lầm, thậm chí sẽ phải trải qua cảm giác ở tù hay tệ hơn là doanh nghiệp của bạn đi đến phá sản.

Blogger Michael Arringtonnhớ lại cuộc nói chuyện hồi năm ngoái với ông chủ một doanh nghiệp, trong đó ông có nói “người làm kinh doanh cũng giống như các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp vậy. 25 tuổi là thời điểm sự nghiệp của họ nở rộ, song quãng thời gian đó không dài, đến 30 tuổi hầu như họ đều chấm dứt sự nghiệp thi đấu.”

Có thể ai đó không đồng tình với những con số nêu trên, song bạn không thể phủ nhận một điều rằng công việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn còn trẻ, còn sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Chẳng ai than vãn rằng phải chi họ không bắt đầu sự nghiệp quá sớm mà chỉ có những người hối tiếc vì đã không bắt đầu sớm hơn.

2. Bạn đã chán ngán công việc hiện tại

Bạn có đồng tình rằng cuộc sống này quá ngắn ngủi nếu cứ cam chịu làm những công việc mà bạn ghét cay ghét đắng? Và có lẽ cũng chẳng có ông chủ nào thu về hàng triệu đô la mỗi năm mà lại chán ghét công việc của mình. Điều đó chứng tỏ một chân lý rằng: một khi bạn đã chán ngán với công việc hiện tại, đó chính là thời điểm đúng đắn nhất để bắt đầu công việc kinh doanh của chính mình. Tuy nhiên, bạn chưa thể thành công nếu chỉ rời bỏ công việc cũ. Cái bạn cần làm là đầu tư thời gian để tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp, và một đã cảm thấy thật tự tin, hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng đó.

3. Bạn đang thất nghiệp

Thế giới đã chứng kiến nhiều tấm gương dám bỏ việc thành triệu phú, song không phải bất cứ ai từ kẻ thất nghiệp cũng có thể trở thành ông chủ. Tuy nhiên, chính thất nghiệp lại là một chất xúc tác cực kỳ hữu hiệu nếu từ lâu bạn đã nung nấu một ý tưởng kinh doanh nào đó.

Có nhiều người khi bị sa thải chỉ dồn hết sức lực vào việc trả đũa kẻ đã khiến họ thất nghiệp. Nếu bạn đủ khôn ngoan, bạn sẽ không làm như vậy. Hãy coi việc bị sa thải là một cơ may và động lực để làm lại từ đầu những dự định còn dang dở, những ý tưởng từ lâu bị bỏ quên và bắt đầu công việc kinh doanh của chính bạn.

4. Bạn có thời gian

Công việc kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp riêng mà lại bận bịu với quá nhiều việc trong cuộc sống thường ngày. Đó là lý do vì sao bạn nên bước chân vào con đường kinh doanh khi bạn có nhiều thời gian và sức lực nhất. Muộn đi một vài năm đã là lúc bạn ngập đầu trong những khoản thế chấp, học phí hay những kì nghỉ của gia đình mà không ai khác bạn là người chi tiền.

Công việc kinh doanh mang lại cho bạn không ít phần thưởng đáng giá, đó là niềm phấn khởi, là thành quả đạt được, là sự tự do về mặt tài chính và nhiều điều khác nữa. Nhưng bạn cũng cần phải nhận thức rõ những mặt trái của công việc này: bạn sẽ không có nhiều thời gian như trước để gặp gỡ, trò chuyện với gia đình và bạn bè, thu nhập có thể là con số 0 tròn trĩnh…

Nếu bạn còn độc thân, hay đã có gia đình nhưng chưa sinh con hoặc đang dự định lấy chồng, cùng lúc lại muốn bắt đầu công việc kinh doanh thì đừng chần chờ gì nữa mà hãy thực hiện ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.

5. Kinh doanh đã là niềm đam mê không thể chối từ

Khi một ý tưởng kinh doanh ám ảnh bạn đến mức khó lòng gạt nó ra khỏi tâm trí, đó là lúc bạn nên bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ thấy rằng dù cho không nghĩ đến thì ý tưởng đó vẫn trở đi trở lại trong suy nghĩ, khiến bạn phải quyết định thảo luận nó với gia đình. Thậm chí nếu vì một lý do nào đó khiến bạn không thể hiện thực hóa ý tưởng thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ân hận. Trong kinh doanh, điều quan trọng là bạn biết cách làm sao để giữ niềm đam mê kinh doanh luôn có sức ám ảnh và lôi cuốn bạn.

6. Bạn có kinh nghiệm

Có những người bước chân vào công việc kinh doanh muộn hơn những người khác song họ vẫn có thể thành công bởi kinh nghiệm làm việc lâu năm giúp họ dễ dàng thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Khi đang làm việc trong những công ty lớn, họ đã bắt đầu kinh doanh và dành dụm được một khoản vốn để sẵn sàng đầu tư. Đó cũng chính là câu chuyện của ông chủ SavingStar: David Rochon, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và Michael Libenson, chuyên viên tư vấn kinh doanh có thâm niên 20 năm. Họ đã thành lập nên quỹ tiết kiệm SavingStar thông qua mạng lưới với 24.000 cửa hàng tạp hóa và quầy thuốc trên khắp nước Mỹ. Một nghiên cứu của Founder Institute cho thấy năng lực hoàn thành các dự án kinh doanh cộng với kinh nghiệm thực tiễn giúp những người bắt đầu kinh doanh muộn hơn có khả năng nhận diện và hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh cao hơn những người khác.

7. Bắt tay vào công việc ngay bây giờ

Tuổi tác hay địa vị không làm nên sự khác biệt trong cơ hội thành công trong sự nghiệp kinh doanh. Điều quan trọng là bạn không chần chừ thực hiện ý tưởng ngay từ hôm nay chứ không phải bất cứ một thời điểm nào khác, bởi thời gian một đi không trở lại. Nếu bạn chờ đến ngày mai, ngày kia hay đến khi bạn được thăng tiến, có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay đã có gia đình thì có lẽ cơ hội đã tuột khỏi tay bạn.


Phong Linh
Theo TTVN/Inc.
Nguồn: Cafef

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Bí quyết thuyết phục khách hàng

Bí quyết thuyết phục khách hàng

Sau đây là vài bí quyết để nhân viên bán hàng thuyết phục hiệu quả khách hàng thông qua trao đổi trực tiếp:

Tập trung vào lợi ích chứ không phải là sự độc đáo

Khách hàng chỉ quan tâm đến những gì phù hợp với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì thế, thay vì thao thao bất tuyệt về những ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ, nhân viên bán hàng cần dành thời gian để tìm hiểu khách hàng thực sự cần gì và tư vấn những đặc tính sản phẩm thích hợp.

Sau đó, khi đã thu hút được sự quan tâm và chú ý của khách hàng, bạn có thể giới thiệu nhiều hơn về các tính năng độc đáo, khác biệt để tăng tính thuyết phục.

Đai đa số người tiêu dùng mua sắm vì một nhu cầu thực sự nào đó và họ cần ai đó giúp họ chọn lựa giải pháp tốt nhất cho vấn đề.

Tập trung vào giá trị, không phải vào giá cả

Giảm giá có thể làm tăng doanh số. Tuy nhiên, nếu bạn không đưa ra một lý do chính đáng, sau này người tiêu dùng sẽ không mua món hàng hay sử dụng dịch vụ với giá cũ.

Vài cách để bạn có chương trình giảm giá thuyết phục: Thêm hoặc thay thế một số dịch vụ trong gói dịch vụ, thêm một lượng sản phẩm nhất định với giá không đổi, khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều sản phẩm cùng lúc để được giá rẻ hoặc cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt hơn.

Trừ những trường hợp hàng hóa mà chuyện mặc cả là tất yếu được ​​(như nhà đất, đồ cổ, đồ cũ..), cố gắng không giảm giá chỉ vì khách hàng yêu cầu.

Nếu khách hàng dễ dàng mặc cả thì có nghĩa là giá của bạn đưa ra ban đầu quá cao và sau này bạn sẽ không bán được hàng với mức giá đó nữa. Bạn nên tập trung vào việc giúp khách hàng nhận được nhiều giá trị hơn chứ không phải cố gắng giúp họ ít tốn tiền hơn.

Chỉ dẫn cho khách hàng thật cụ thể và tận tình

Một phụ nữ vào siêu thị để mua một nồi cơm điện đa năng và trước đây bà chưa dùng qua sản phẩm này. Nhân viên bán hàng A giới thiệu những tính năng chính của sản phẩm và “an ủi” khách hàng rằng, bà sẽ nhanh chóng sử dụng thành thạo nếu chịu khó đọc hướng dẫn.

Nhân viên bán hàng B có cách thuyết phục khác. Anh ta hướng dẫn cách sử dụng thật cặn kẽ và thao tác thử cho người phụ nữ này xem. Rốt cuộc, bà ta mua hàng của nhân viên B.

Điểm mấu chốt ở đây là, nhân viên bán hàng luôn phải đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Yêu cầu khách hàng tự tìm hiểu chẳng khác nào giao cho họ bài tập về nhà và chẳng ai thích điều này cả. Khách hàng cần ai đó giúp họ giải quyết các vấn đề nhanh chóng nhất.

Tập trung vào cảm xúc chứ không phải lý do

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta luôn đưa ra các quyết định mua sắm hợp lý. Tuy nhiên nếu như thế thì các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Louis Vuitton hay Porsche sẽ không thể tồn tại.

Không dễ biện minh cho lý do tại sao chúng ta mua một món hàng xa xỉ: Chúng ta muốn nó, nhưng thường thì chúng ta không cần. Chúng ta quyết định mua những món hàng này để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần là chính. Bất kì ai cũng muốn an toàn hơn, khỏe mạnh, thông minh hơn, hấp dẫn hơn...

Ngoài ra, không phải ai cũng đi mua sắm trong tâm trạng tốt. Hãy chú ý đến cảm xúc của khách hàng và nói những điều tốt đẹp.

Tập trung vào khách hàng chứ không phải vào bản thân

Bạn cần đảm bảo doanh thu và muốn bán được hàng. Không ít nhân viên bán hàng mệt mỏi và căng thẳng với doanh số và “cầu cứu” khách hàng bằng cách “kể khổ”.

Nhưng sự thật là chẳng có mấy khách hàng quan tâm đến điều đó và tệ hơn nữa là họ thấy khó chịu. Ngoài ra, họ có thể ủng hộ và thông cảm nhưng hiếm khi họ chịu chi tiền vì một lý do... trời ơi.

Quá trình bán hàng là quá trình tiếp cận, thấu hiểu và giải quyết nhu cầu, động cơ, các vấn đề cũng như cảm xúc của khách hàng. Do đó, thật vô ích nếu bạn chỉ tập trung vào bản thân mà không để ý gì đến họ.

Theo HUỲNH NGUYỄN
Doanhnhansaigon
Nguồn: Cafef